thân phụ và thầy giáo bị đánh mất. (Platon kinh hoàng trước ý nghĩ
phụ nữ và nô lệ được giải phóng!). Trong tình trạng đó, được dấy lên
mong muốn phục hồi một trật tự nào đó, và thường thì một nhân vật
mạnh bạo và không biết kiêng nể nào đó đứng lên, thâu tóm quyền lực
tối cao vào trong tay và trở nên một bạo chúa (565-569). Đặc tính của
cuồng bạo (“Tyranny”), theo như Platon chẩn mạch, không hẳn là
chính nơi tên bạo chúa (tên này cũng phải tỏ ra khôn khéo và biết
kiềm chế mình phần nào đó để thu phục và duy trì quyền lực của
mình), nhưng chính là con người hoàn toàn bị khống chế bởi dục vọng
của chính mình, cách riêng bởi dục vọng tình dục. Y sẽ không biết
dừng lại ở bất cứ điều gì, y sẽ hủy bỏ cả tài sản và tiền bạc, gia đình và
bạn bè trong một cuộc săn lùng điên cuồng thú vui và dục vọng của
chính mình (572-576).
Trong loạt những chẩn bệnh xã hội và những phác họa tính tình vừa
được trình bày trên đây, người ta có thể cảm thấy, những tương tự giữa
cá nhân và xã hội đôi khi có phần khiên cưỡng. Nhưng mỗi bức phác
họa đều nêu ra được những nhận thức tâm lý và xã hội đáng chú trọng
và khả năng áp dụng của chúng vào hoàn cảnh đương đại cũng thật
hiển nhiên rõ rệt. Platon kết luận, mỗi típ người và xã hội đều xuất
phát từ Ý thể, nhưng nay lại rơi xuống hố sâu của sa đọa và vô
hạnh. Platon nhìn thấy rất rõ, người dân nào chạy theo tiền bạc, truy
tìm lạc thú và bị tình dục khống chế thì sẽ còn rất xa mới được hạnh
phúc, và cũng bởi thế ông nói “Công bình” và “Đạo đức” là điều đáng
quan tâm của từng cá nhân con người.
TOA THUỐC:
HÒA HỢP TRONG TÂM HỒN VÀ XÃ HỘI
Nhờ Giáo dục và Quản trị bởi các Vương-triết (Philosopher-
Kings)
Platon nói, “Công bình” (dikaiosune/well-being/hạnh phúc) thiết
yếu là một điều giống nhau, vừa cho cá nhân cũng như vừa cho xã hội
− một sự hợp tác điều hòa giữa các thành phần trong linh hồn cũng