3. Vật gì đưa nó ra hiện hữu? Tác nhân của nó (“Nguyên nhân tác
thành”)
4. Vật đó để làm gì? Mục đích hay chức năng của nó (“Nguyên
nhân cứu cánh”)
Aristoteles xem như giả định rằng cả bốn câu hỏi đều luôn có câu
trả lời. Liên quan đến câu hỏi thứ tư, điều này đưa ông đến quan điểm
Mục đích luận (teleological) về toàn thể thế giới, theo đó thì mỗi vật
đều có một mục đích hay chức năng, một đích điểm mà mọi vật phục
vụ hay nhắm tới. Còn các vật được tạo tác (artifacts) như cái giường,
con dao, điện thoại có mục đích để làm gì khi chúng được tác tạo;
những cơ quan của cây cối và thú vật, như rễ cây, trái tim, con mắt có
những chức năng, như Aristoteles đã biết từ những học hỏi nghiên cứu
của ông về sinh vật học. Cho toàn bộ thảo mộc và cầm thú, mặc dầu
có vẻ cường điệu khi nói chúng hiện hữu với một chủ đích nào đó,
nhưng chúng ta cũng có thể có một ý tưởng về hướng chủ đích khi
nghĩ đến độ nở hoa, chín trái của từng giống loại. (Điều gây tranh cãi
nhiều hơn, khi Aritoteles tìm cách hiểu như thế đối với chủng loại con
người). Nhưng chúng ta không nghĩ các vật vô sinh – như đất đá, núi
non, sông ngòi, băng đá, sỏi cát, mây mù, mặt trời, mặt trăng, hành
tinh, ngôi sao, thiên hà − hiện hữu cho một mục đích (ngoại trừ, dĩ
nhiên, nếu bạn tin Thượng đế đã tạo dựng từng mỗi vật cho một mục
đích riêng biệt). Và chúng ta cũng không nghĩ, có một tình trạng “tự
nhiên”, chín muồi, tốt hơn cho các sự vật đó để chúng nhằm phát triển
chính mình chúng trong những điều kiện thuận lợi. Ở đây, Aristoteles
xem như quá cưỡng ép tầm nhìn về mục đích luận, còn ngoài ra thì
việc ông phân biệt bốn loại câu hỏi như trên quả là một soi sáng có ích
lợi cho suy tư của chúng ta.
Theo cách đó, Aristoteles đã nhiều lần dạy ta không phải tức khắc
nhảy xổ vào ý tưởng đầu tiên đến với chúng ta hay vào một học thuyết
nào đó chúng ta nghe được lần đầu (như thế thì làm triết học là một
điều quá dễ). Nhưng phải thận trọng suy nghĩ, phải nghiệm xét cả một