linh hồn không phải là bất cứ một sự vật nào, nhưng đúng hơn nó là
một đặc tính phức hợp của thân xác sống động.
Aristoteles đưa ra ở đây một phẩm định có ý nghĩa, nhưng cũng
khá rắc rối, cho một kết luận sắc bén. Ông gợi ý, có một cái gì đặc thù
khác biệt nơi trí tuệ (intellect) của con người, đó là khả năng suy tư
thuần túy lý thuyết (mà ông gọi là “chiêm nghiệm”/“contemplation”,
dẫu rằng qua đó ông nghĩ đến toán học và vật lý học, hơn là nghệ
thuật, ngẫm nghĩ hay cầu nguyện). Và xem như ông muốn nói rằng,
khả năng này, hay loại linh hồn này, có thể hiện hữu tách rời khỏi thân
xác, “như là vật trường cửu tách biệt khỏi vật hư hoại” (De anima,
413b26). Có lẽ điều ông muốn nói là điều trong thần linh (gods), chứ
không phải trong chúng ta, có thể có chức năng trí tuệ mà không có
thân xác.
Xem như Aristoteles không thể dứt khoát từ bỏ di sản Platon nơi
mình. Với chúng ta, thật khó lòng nhìn ra được cách nào mà
Aristoteles có thể trở về lại với cái logic biện luận của chính ông một
cách nhất quán được. Làm cách nào ta có thể khái niệm, rằng suy tư
toán học có thể thực hiện mà không có một nhà toán học sống động và
có thân xác? Ngày nay, có ý tưởng rằng, một máy tính có thể làm toán,
nhưng dẫu cho ta chấp nhận điều máy tính làm, được kể như “suy tư”,
sự thực là để làm được điều đó, còn cần cả một giàn dây nhợ và điện
cực với các dòng điện lưu chảy trong đó − một đối tượng vật chất
phức hợp, nếu không phải là một thân xác sống động. Ý niệm một suy
tư hoàn toàn không thân xác về khái niệm vẫn là một vấn đề. Như
chúng ta sẽ xem trong tiết mục “Giai đoạn lịch sử trung gian” trong
tập sách này (Historical Interlude: từ Sau Cổ đại đến thời Khai minh),
một số những người Đạo Islam và Kitô giáo kế thừa Aristoteles đã hân
hoan khai thác bước lùi này trong triết học tinh thần của Aristoteles.
Trong chương 4, chúng ta đã nghiệm xét lý thuyết Linh hồn với Ba
thành phần của Platon. Aristoteles hẳn ý thức được lý thuyết đó,
nhưng ông đã khái niệm nó lại. Khi ông nói về các “thành phần” hay