giá” hay “xuất thân tốt” (“good birth”) và (giống như Platon) công
nhận như thường tình các giai cấp xã hội đặt trên cơ sở phân chia lao
động, với số đông nhân công (nông dân, thương nhân, tiểu thủ công
nghệ, binh sĩ) phần lớn không đủ khả năng cho những hình thức suy tư
cao hơn. Ông cũng tỏ ra những thành kiến đối với người già cũng như
giới trẻ.
Ngoài ra, giống như nhiều người thuộc thời đại mình, Aristoteles
không có phản đối nào về chế độ nô lệ, bởi ông tin là có những dân
tộc bởi tự nhiên là nô lệ:
... có những người khác với người khác, giống như thân xác khác
với linh hồn, hay con vật khác với con người (và đó là trường hợp
những kẻ phục dịch với những công việc thuộc thể xác, công việc của
họ là công việc tốt nhất khi họ chu toàn những việc phục dịch như thế)
− hết thảy những người đó bởi bản tính là những nô lệ, và điều tốt nhất
cho họ là... được điều khiển bởi một ông chủ (Politics, I.V.8).
Nhưng Aristoteles thừa nhận “điều ngược lại chủ ý của tự nhiên
cũng là điều thường xảy ra”, như nô lệ đôi khi cũng có cơ thể (dáng
đi đầu cao nhìn thẳng) của người tự do (I.V.10). Và nếu ông cởi mở
hơn cho một nghiệm xét không thành kiến với những sự kiện thực
nghiệm, ông sẽ phải chấp nhận, một số các nô lệ có khả năng tinh thần
ít nhất cũng ngang bằng khả năng của các ông chủ của họ. (Hẳn thật
không có người nào, có lẽ chỉ trừ những người khuyết tật trầm trọng,
khác với người khác như một thú vật khác với một con người). Bàn
luận của Aristoteles về nô lệ cũng có những sắc thái khác nhau, bởi
ông phân biệt giữa chế độ nô lệ chính đáng − trong những trường hợp
(ông khẳng định) có một khác biệt tinh thần “tự nhiên” giữa chủ và nô
lệ, tuy thế vẫn có một hợp tác lợi ích chung và một tương quan bằng
hữu giữa họ − và chế độ nô lệ bất chính chỉ dựa trên quyền hành pháp
lý và quyền bính cấp trên (I.VI.10).
Giống như những người Hy Lạp khác ở thời đại của mình,
Aristoteles cũng thừa nhận không bằng chứng một phân biệt