không bàn đến các chủ đề phụ nữ khi được nêu ra trong tập sách này:
sẽ không có chương nào riêng cho những lý thuyết phụ nữ về Bản tính
con người. Nhưng chúng tôi sẽ lưu ý khi những “học thuyết” được lựa
chọn có gì phải nói về những điểm tương đồng cũng như những điều
khác biệt giữa người nam và người nữ. Chúng tôi sẽ tránh cách nói
phân biệt giới tính (nhưng điều ấy sẽ không thể tránh khỏi trong
những lời trích dẫn).
Những quan niệm khác nhau về Bản tính con người đưa tới những
cái nhìn khác nhau về điều gì ta phải làm và về cách ta có thể làm
những điều đó như thế nào. Nếu một Thượng đế toàn năng và toàn
thiện tạo dựng nên ta, thì chủ đích của Ngài sẽ xác định ta có thể là gì
và phải là gì, và ta phải tìm sự trợ giúp nơi Ngài. Nhưng nếu chúng ta
là sản phẩm của xã hội và nếu ta thấy nhiều người hiện sống không
được thỏa mãn, thì sẽ không thể có giải pháp đích thực cho đến khi xã
hội phải thay đổi. Nếu chúng ta triệt để tự do và không thể tránh khỏi
sự cần thiết phải tự mình lựa chọn, thì chúng ta phải chấp nhận điều đó
và làm sự lựa chọn của chúng ta một cách đầy ý thức về những điều ta
phải làm. Nếu bản tính sinh học của chúng ta khiến ta phải suy tư, cảm
xúc và hành động một cách nào đó, thì chúng ta tốt hơn là phải thiết
thực thừa nhận điều ấy trong những lựa chọn cá nhân và trong các
chính sách của xã hội.
Những niềm tin đối nghịch về Bản tính con người được tiêu biểu
thể hiện trong những cách sống cá thể và trong những hệ thống kinh tế
và chính trị khác nhau. Lý thuyết Marxist (theo phiên bản nào đó) đã
thống trị cuộc sống công cộng trong các nước cộng sản trong thế kỷ
XX đến nỗi mỗi cách đặt câu hỏi về nó đều đưa lại những hậu quả
nghiêm trọng cho người nghi vấn. Chúng ta thường dễ dàng quên rằng
một ít thế kỷ trước đó, Kitô giáo cũng đã chiếm một vị trí thống trị
tương đương trong xã hội phương Tây: kẻ dị giáo và bất tín đã bị bắt
bớ và cả bị thiêu sống. Ngay cả bây giờ, trong một số nơi, có một quan
điểm nhất trí trong Kitô giáo cho rằng các cá nhân chỉ có thể chống