trong nội dung, nhưng chúng cũng có một số điều tương tự đáng lưu ý
trong cách một số phần của mỗi học thuyết có phần tương ứng với
nhau, và được dùng để biện minh cho những cách sống và những
chính sách thực hành khác nhau.
a) Cả hai học thuyết đều khẳng định về đặc tính của Vũ trụ như
một tổng thể. Dĩ nhiên Kitô giáo tin vào Thượng đế, một thân vị toàn
năng, toàn tri và toàn thiện, Đấng tạo thành, Quản trị và Xét xử mọi sự
vật trong thế giới này. Marx minh thị bác bỏ tôn giáo, xem tôn giáo là
“thuốc phiện đầu độc dân chúng”, xem niềm tin là ảo tưởng làm cho
dân chúng xa rời những vấn đề kinh tế xã hội thiết thực trong cuộc
sống của họ. Vì vậy, Kitô giáo và chủ nghĩa Marxist đưa lại những
giải thích rất khác nhau về ý nghĩa của lịch sử con người. Đối với tín
đồ Kitô giáo, Thượng đế sử dụng các biến cố của lịch sử để thể hiện
những mục đích của Ngài, Ngài nói trước tiên với tuyển dân của Ngài
như đã được tường thuật trong Kinh Thánh Cựu Ước, tiếp đến Ngài
khải thị chính Ngài một cách lạ lùng trong cuộc sống và trong cái chết
của Đức Jesus Christ, Con nhập thể của Ngài, và cuối cùng đưa lịch sử
của con người đến điểm kết thúc trong sự phán xét và cứu chuộc.
Marx khẳng định về một mẫu hình trong lịch sử, một mẫu hình hoàn
toàn tự tính và nội tại, đó là một loạt các giai kỳ của sự phát triển kinh
tế từ chế độ bộ tộc, sang nô lệ, phong kiến, đến tư bản, với một giai
đoạn chuyển tiếp đưa đến chế độ cộng sản. Như thế, cả hai quan điểm
đều nhìn nhận một ý nghĩa trong lịch sử, mặc dầu chúng khác nhau
trong năng lực tác động và trong chiều hướng phát triển.
b) Có những khác biệt trong giải trình về Bản tính thiết yếu của
con người. Theo Kitô giáo (cả Do Thái giáo và Islam giáo), con
người chúng ta được tạo dựng theo hình ảnh của Thượng đế và vận
mệnh cá biệt của chúng ta trong vĩnh cửu tùy thuộc vào những tương
quan của chúng ta đối với Thượng đế. Mỗi một người có tự do đón
nhận hay từ chối chủ đích của Thượng đế và chúng ta sẽ bị xét xử tùy
thuộc vào cách chúng ta sử dụng sự tự do đó. Chủ nghĩa Marxist bác