bỏ mọi cuộc sống sau khi chết và sự phán xét chung thẩm, thay vào đó
là quan niệm chúng ta được hình thành bởi xã hội nơi chúng ta sinh ra
và được xã hội hóa, và bản tính của cuộc sống chúng ta cũng như sự
tiến phát chúng ta có thể thực hiện trong cá biệt và trong xã hội đều
tùy thuộc vào cơ cấu và sự thay đổi kinh tế xã hội.
c) Có những Chẩn đoán khác nhau cho biết điều gì là sai lạc đối
với thân phận làm người. Kitô giáo nói rằng tương quan của chúng ta
đối với Thượng đế bị cắt đứt bởi chúng ta sử dụng sai lạc sự tự do của
chúng ta được Thượng đế ban cho và bị ô nhiễm bởi sự tội. Marx
cũng đưa ra một phê phán về giá trị với khái niệm “tha hóa”, nói rằng
ta đánh mất đi chuẩn mực sống lý tưởng; khẳng định của Marx là mọi
người đều có tiềm năng phải được (ought) thể hiện, nhưng điều này
chỉ được thể hiện cho một số ít người (tốt nhất) trong những điều kiện
kinh tế của chủ nghĩa tư bản.
d) Có những Đơn thuốc, những giới lệnh chữa trị khác nhau. Tín đồ
Kitô giáo tin rằng chỉ có quyền lực của chính Thượng đế mới có thể
cứu chúng ta khỏi tình trạng tội lỗi; và một khẳng định kinh hoàng –
đặc thù nơi Kitô giáo – là qua sự sống và sự chết của Đức Jesus Christ,
Thượng đế đã tác động để cứu toàn cả thế giới. Một điều hiển nhiên
đau thương là thế giới chưa hoàn bị, nhưng đòi hỏi của Kitô giáo là
chúng ta mỗi người biết lãnh nhận điều mà Thượng đế đã làm cho
chúng ta trong Đấng Christ, và thể hiện điều đó trong cuộc sống của
chúng ta với sự trợ giúp của Ngài. Xã hội con người không thể được
cứu cho đến khi cuộc sống của từng cá nhân mỗi người được chuyển
hóa bởi linh Ơn của Thượng đế. Chủ nghĩa Marxist khẳng định
ngược lại: rằng không thể có một sự cải thiện cơ bản trong cuộc sống
cá nhân cho đến khi xã hội được chuyển hóa từ chủ nghĩa tư bản qua
chủ nghĩa cộng sản. Sự thay đổi mang tính cách mạng này được nói là
không thể tránh khỏi bởi những quy luật của sự phát triển kinh tế,
nhưng cá nhân mỗi người − những ai đã lĩnh hội được cách thức tiến
hành của các sự vật − thì có thể gia nhập vào phong trào tiến bộ trong