tôn giáo tham phần chia sẻ những nguồn gốc chung với Do Thái giáo
và Kitô giáo − đang kinh qua một cuộc hồi sinh khi tín dân của thế
giới Muslim biểu hiện sự khước từ một số khía cạnh của văn hóa
phương Tây (và ở đây chúng tôi nghĩ đến trước nhất không phải
những kẻ khủng bố, nhưng đúng hơn là những người bảo vệ ôn hòa
căn tính văn hóa Islam). Islam đã được truyền tải vào phương Tây
thông qua con đường nhập cư và đã nhận được một số người tin theo ở
đây. Ấn giáo cũng được hồi sinh, lắm khi trong những những hình
thức cực đoan hay nặng chủ nghĩa dân tộc. Phật giáo, nguyên thủy
phát xuất từ Ấn Độ, được mở rộng đến Đông Á, Trung Hoa và Nhật
Bản, và đã nhận được sự quảng bá rộng rãi cũng như những kẻ tin
nhận ở phương Tây. Khi ảnh hưởng của Marx và cộng sản đã xoay
chiều, một số người ở Nga đã đi tìm sự hướng dẫn nơi Kitô giáo
Chính thống quá khứ, một số khác đi đến với các hình thức tâm linh
hiện đại. Và, khi Trung Hoa được hiện đại hóa và đi tìm sự hướng
dẫn nơi chủ nghĩa Marxist, thì triết học của Khổng Tử nay cũng lại
được đề xướng lên.
Chúng tôi chọn ra Mười hai học thuyết (triết học, thế giới quan, ý
thức hệ) để khảo xét trong chi tiết. Trong mỗi trường hợp, chúng tôi
đưa ra một số bàn luận với tính cách phê phán, như một lời mời gọi
bạn đọc cùng tham gia suy nghĩ và trao đổi (cùng với một số sách để
tham khảo và đọc thêm). Chúng tôi không khẳng định học thuyết nào
là tốt nhất, nhưng để bạn đọc quyết định cho chính mình, dẫu vậy
chúng tôi cũng có một số gợi ý cho một tổng hợp ở chương Kết cuối
tập sách. Trước khi bắt đầu tra tay vào việc, chúng ta hãy cùng nhau
xem lại những nét sơ yếu cho một thẩm định hợp lý, vô tư về những
vấn đề gây tranh luận này.
2. Khảo xét với phê phán
về những Học thuyết đối nghịch
Một số các học thuyết trình bày ở đây đang (hoặc đã) được biểu
hiện trong các xã hội và các cơ chế của con người. Và như thế, chúng