người mà mình ưa thích (td. Kitô giáo hay Chủ nghĩa nhân bản vô
thần) đối phó với những vấn nạn thuộc bình diện tư tưởng hay luân lý.
a) Các tín nhân thường đặc biệt tìm cách giải thích chệch đi những
vấn nạn. Người Kitô hữu có thể nói rằng, Thượng đế không luôn luôn
ngăn ngừa điều ác hay nhận lời điều ta cầu nguyện, và điều đối với ta
xem ra là xấu thì cuối cùng sẽ là điều tốt nhất. Đau khổ của con người
dưới một chế độ chính trị thường được các tuyên truyền viên bào chữa
xem đó là những cơn đau sinh đẻ cho một trật tự thế giới mới. Các
giảng viên và các chính trị gia đã trở nên quá quen thuộc với những
biện hộ như thế cho các đường lối của Thượng đế và của Giáo hội,
cũng như cho các đảng và các nhân vật cầm quyền.
b) Tín nhân có thể lấy thế tấn công bằng cách công kích động cơ
của lời phê bình. Người Kitô hữu có thể nói rằng, những ai dai dẳng
nêu lên các vấn nạn là những kẻ đui mù bởi tội lỗi, rằng chính sự kiêu
hãnh của họ đã ngăn cản họ thấy được ánh sáng. Người Marxist có thể
khẳng định rằng, những ai không nhìn nhận sự thật của sự phân tích
Marxist là vì bị đánh lừa bởi “lương tâm sai lạc”, tiêu biểu là những kẻ
trục lợi từ xã hội tư bản. Trong trường hợp học thuyết phân tâm của
Freud, những phê bình về phân tâm học đôi khi được “chẩn mạch” là
bị kích động bởi sự phản kháng của vô thức chống lại. Như vậy,
những động cơ của sự chống đối nay được phân giải qua ngôn ngữ của
chính hệ thống bị chỉ trích.
Vậy, nếu một lý thuyết được bảo vệ bởi hai luận điệu trên đây:
a) Không cho phép bất cứ một sự hiển nhiên nào có thể chống lại lý
thuyết của mình và luôn luôn bằng cách nào đó tìm cách giải thích
chệch đi những sự xem ra phản hiển nhiên của mình.
b) Trả lời những phê bình và vấn nạn, bằng cách phân giải những
động cơ của sự phê bình và vấn nạn qua ngôn ngữ được đề cao như
một lý thuyết.
Chúng ta có thể nói rằng, kiểu cách đó được xem như là một “hệ
thống đóng”. Nhưng điều ấy không muốn nói tất cả mọi tín đồ trong