Aristoteles sẽ dứt khoát loại bỏ khái niệm rằng bất cứ ai trong những
người vừa kể là người có eudaimonia, bởi theo ông, đó phải là người
đang hưởng một cuộc sống thành tựu kỳ diệu. “Thành tựu”
(fulfillement) hẳn là một phiên dịch tốt nhất; “Rạng rỡ” (flourishing)
cũng là một từ có thể diễn tả lý tưởng của Aristoteles; ngoài ra còn có
những từ cũng diễn tả được ý nghĩa theo Aristoteles, như Diễm phúc
(felicity), Chân phúc (blessedness, bỏ ra ngoài những nội hàm Kitô
giáo), Toàn phúc, Toàn thiện. (Từ Chân phúc/Blessedness được
Spinoza dùng để chỉ lý tưởng mà ông nhắn gửi, đó là một trạng thái
chiêm nghiệm tinh thần thuần lý, tương ứng với lý tưởng mà
Aristoteles đề xuất).
Chúng ta có thể nói gì thiết yếu hơn về trạng thái của lý tưởng
Thành tựu con người như là ý nghĩa hay mục đích của cuộc sống?
Aristoteles áp dụng học thuyết về Bản tính con người của mình trong
nghĩa, con người có một khả năng lý tính độc đáo, và ông đã tìm ra
một công thức đưa lại cho khái niệm Eudaimonia rất trừu tượng một
nội dung cụ thể hơn [nhưng vẫn không dễ hiểu, cần kiên nhẫn đọc hết
trích đoạn sau đây và suy nghĩ! Nhưng cuối cùng có thể vẫn không
hiểu! May mắn: tác giả tập sách này tiếp sau đó sẽ đúc kết rõ hơn và
dễ hiểu hơn cho ta những tư tưởng trong công thức của Aristoteles,
ND]:
... nếu tất cả những điều đó là đúng như vậy, và nếu nhiệm vụ của ta
là thể hiện một hình thức sống, và hình thức sống này là hoạt động của
linh hồn và hành động dựa trên lý trí, và đặc tính của một con người
tốt là thực hiện những điều đó một cách hoàn hảo và tinh tế, và mỗi sự
vật sẽ hoàn toàn tốt khi nó có những đặc tính ưu việt của mình; +nếu
tất cả những điều đó là đúng như vậy, cái tốt của con người sẽ trở nên
hành động của linh hồn, tương ứng với tính ưu việt (và nếu có nhiều
đặc tính ưu việt, thì tương ứng với đặc tính tốt nhất và hoàn hảo nhất).
Nhưng còn hơn nữa, điều đó sẽ được thể hiện trong cả một cuộc đời.
Bởi một con én không làm nên mùa xuân, và cũng không chỉ một