Platon không làm sự phân biệt giữa sophia và phronesis, bởi ông
xem tri thức lý thuyết về Ý thể là cần thiết cho việc thực hành đúng
đắn; còn Aristoteles đã đưa lại một đóng góp quan trọng mới bằng
cách nhấn mạnh tính độc lập của phronesis hay khôn ngoan thực hành.
Như ông đã ghi lại trong 1139a21tt:
Nếu xác định và phủ nhận thuộc về suy tư, thì tuân theo và tránh bỏ
lại liên hệ với ham muốn. Và như thế, bởi ưu việt của tính tình là một
thái độ phát xuất từ quyết định, và quyết định được thành hình bởi suy
tính, cho nên hiệu quả là: điều gì phát xuất từ lý trí phải là thật, điều gì
phát xuất từ ham muốn phải là đúng với quyết định để trở nên một
điều tốt; lý trí phải khẳng định và ham muốn phải theo đuổi cũng cùng
những sự vật như nhau. Như thế, điều đó là suy tư, và sự thật, một
cách thực hành.
Aristoteles chủ trương khôn ngoan thực hành không phải chỉ là biết
và thực thi những mệnh lệnh và những cấm đoán, bởi ông không nghĩ
là có thể viết thành công thức một bộ luật tổng quan cho từng mỗi lựa
chọn riêng biệt mà ta gặp trong đời sống: “chính các tác nhân phải
xem xét những hoàn cảnh liên hệ đến từng cơ hội” (1104a9). Người
khôn ngoan − phronemos − học biết từ kinh nghiệm thực tiễn và tin
tưởng có thể đưa ra được những quyết định khôn ngoan trong những
trường hợp mới.
Quả thực, tất cả những khảo sát của Aristoteles trong Đạo đức học
của ông đều được thực hiện không phải cho một lý thuyết, nhưng là để
giúp con người trở nên tốt (1103b27, 1179b1tt.). Quan tâm cơ bản của
ông không phải là để biểu diễn tài nghệ triết học và gây danh tiếng
trong giới hàn lâm, nhưng là để chấn hưng đức hạnh. Dẫu vậy, cũng
phải công nhận, nỗ lực tinh thần phải có để hiểu được thư văn triết học
phức tạp và rắc rối của Aristoteles không giống như làm cho một
người trở nên đức hạnh mà trước đó đã không có tâm trạng ứng đối.
Aristoteles rất ý thức, không có một thay thế nào cho một giáo huấn
tốt, một đào luyện các tập quán đạo đức từ nhỏ. Nhưng hy vọng là sự