người đã tiến bước khá xa trên đường tu hạnh (hòa hợp nội tâm, khai
sáng, đời sống tâm linh) để không còn cảm nhận nữa những ham
muốn không thích đáng (hoặc ít nữa, không còn mạnh đưa đến xung
đột nội tâm), đến độ họ làm điều lành điều đúng một cách dễ dàng và
trang nhã. Phân tích của Aristoteles đã trưng ra trước mắt ta hình dạng
của lý tưởng này với diễm ngôn sophrosune (những từ “điều hòa”,
“chừng mực”, “điềm đạm” sẽ quá mờ nhạt để lột tả được hết ý nghĩa
tinh tế của từ Hy Lạp này).
THỂ HIỆN − TOA THUỐC:
TÀI NĂNG CHÍNH TRỊ
CHIÊM NGHIỆM TINH THẦN
Làm sao có thể thể hiện sự Thành tựu của con người? Làm sao có
thể đạt được sự Hòa hợp nội tâm? Aristoteles quan niệm đức hạnh và
tính xấu được hình thành bởi thói quen. Nghĩa là, tính tình của mỗi
người là hiệu quả của hành động của mình trong quá khứ, và như thế
chúng ta được xem như có trách nhiệm về việc chúng ta đã làm gì từ
chúng ta, ít nữa là đến một mức độ nào đó. Thúc đẩy, khen ngợi và
khiển trách có thể có một số hiệu lực trong việc xúc tiến hành động
tương ứng trong những trường hợp riêng biệt, nhưng Aristoteles buồn
phiền mà nhận định rằng, “phần lớn người ta tự bản tính không ưa
thích được hướng dẫn bởi xấu hổ hơn là bởi lo sợ” (NE 1179b11) và
ông rất ý thức rằng, “không thể, hoặc ít nữa là không dễ dàng, dùng lời
nói mà lôi kéo người ta ra khỏi những gì đã từ lâu ăn sâu vào trong
tính tình của con người” (1179b18).
Như vậy, bởi Giáo dục thích ứng là điều quyết định trong việc hình
thành tính tình con người, và bởi giáo huấn và giáo dục đòi hỏi phải có
một Xã hội nhân bản trước đó, Aristoteles giống như Platon được thúc
đẩy phải khảo sát làm thế nào một xã hội có thể được tổ chức một
cách tốt nhất. Đạo đức học Nikomacheia phần lớn quan tâm đến việc
khai triển một lý tưởng về Hạnh phúc và Thành tựu của con người,