phố. Vào thời ấy, thường đã có sự phân biệt giữa một bên là những
vấn đề chính trị và pháp lý với bên kia là đạo đức “tư nhân”, nhưng
quan điểm của Aristoteles thách thức chúng ta suy nghĩ vấn đề, một
cộng đồng hay xã hội hay quốc gia có thể chăng tồn tại và phát triển
mà không cần đến một mức độ hợp đồng nào đó trong những vấn đề
cơ bản nhất, như cuộc sống con người phải sống tốt nhất như thế nào.
Trước khi chia tay Aristoteles, ta có thể trở lại khái niệm của ông về
Hạnh phúc lý tưởng và xem xét Toa thuốc ông ưa thích trong tập sách
cuối cùng (NE X.6-9). Nơi đây, ông biện luận rằng, trong Ba khái
niệm về một cuộc sống thành tựu đã được trình bày trong sách tập I.5
(cuộc sống tìm khoái lạc, tìm thành công chính trị và danh vọng, hay
suy tư và khảo sát tinh thần), thì khái niệm thứ ba là tốt nhất. Ông
nhanh chóng gạt bỏ cuộc sống lạc thú ra ngoài (X.6), đặt hoạt động
chính trị vào hàng tốt thứ hai (X.8, 1178a9tt.), và tán thưởng với
nhành hoa chiến thắng cuộc sống khảo sát suy tư (X.7-8). Luận cứ của
Aristoteles cho lập trường này là: Hạnh phúc tốt nhất là hoạt động của
yếu tố “cao nhất” trong Bản tính con người; đó là thành phần điều
khiển, thành phần đã “ý thức được những điều tinh tế và linh thiêng”,
và theo quan điểm của Aristoteles đó là hoạt động suy tư (1177a13tt.).
Hoạt động này là hoạt động thanh đạm nhất (the most self-sufficient)
của con người, chỉ đòi hỏi những nguồn lực khiêm tốn. Aristoteles
cũng khẳng định − không hợp lý − rằng, hoạt động đó cũng là hoạt
động độc nhất được thực hiện chỉ để hoạt động, khẳng định gây phẫn
nộ nơi các nhà làm nhạc, chơi gôn, yêu đương, và cả bất cứ người nào
thích đi bách bộ hưởng thú ngắm cảnh trời đất!
Tại điểm này, xuất hiện sự so sánh với các “thần linh” nơi luận cứ
của Aristoteles (mặc dầu người ta tự hỏi Aristoteles có hiểu theo nghĩa
đen hay không):
Vậy nếu lý trí là cái gì linh thánh đối với con người, thì cuộc sống
tương hợp với nó cũng linh thánh khi so sánh với cuộc sống của con
người. Ta sẽ không theo lời khuyên dặn của những ai [các thi nhân]