nói rằng “Bạn là con người, vậy hãy suy tư những suy tư của con
người”, và “Bạn là người tử vong, vậy hãy suy tư những suy tư của
ngườì tử vong”. Nhưng ngược lại, và xa đến mức có thể, hãy nâng
mình lên đến bất tử và làm mọi việc với mục đích sống tương hợp với
những gì cao cả nhất trong ta. Bởi cho dẫu nó là nhỏ bé trên mặt bằng,
nhưng về cường độ năng lực và phẩm giá thì nó lớn xa trên mọi sự
vật (1177b31tt.).
Aristoteles nói tiếp, sẽ là điều vô nghĩa nếu ta quy những hoạt động
thực hành cho thần linh. Tuy vậy, ta lại tin rằng họ là những kẻ được
chúc lành và cực kỳ hạnh phúc, và ta nghĩ rằng họ là những kẻ sống
động và do đó hoạt động một cách nào đó. Nhưng điều này chỉ việc
suy tư mới có được, suy tư là loại hoạt động cao nhất (1178b8tt.). Hơn
nữa, nếu thần linh có chăm sóc đến nhân loại đi nữa, thì theo
Aristoteles, họ sẽ vui sướng khi có điều gì giống họ nhất, đó là chính
chúng ta khi chúng ta hoạt động tinh thần (1179a25).
Toàn bộ luận cứ này là để hỗ trợ sự đánh giá của Aristoteles về hoạt
động tinh thần như là hạnh phúc cao nhất của con người. Nhưng tại
sao cần phải có ở đây một giải nhất, nhặt ra một loại thành tựu rồi xem
đó là cao nhất? Hiển nhiên, chính Aristoteles theo đuổi cuộc sống tinh
thần, trở nên một người hướng đạo trong đó, và hẳn chắc đã được nếm
hưởng những thỏa mãn từ đó. Nhưng điều ấy không cần thiết đòi ông
phải đánh giá thấp đi những theo đuổi khác. Tại sao chúng không thể
cũng tốt bằng một cách khác? Chúng ta có thể mở rộng phạm vi “hoạt
động tinh thần” bằng cách bao gồm cả những ngành nghệ thuật sáng
tạo. Chúng ta có thể ngưỡng mộ nhà chính trị thành đạt − ít nữa là khi
ông hay bà này không chạy theo quyền bính để hưởng thụ cho cá nhân
mình, nhưng sử dụng nó để phát huy hòa bình, thịnh vượng và công
bình xã hội. Chúng ta cũng có thể ngưỡng mộ những cuộc sống ít chói
lọi hơn (td. những thợ thủ công, nông dân, kỹ sư, doanh nghiệp, điền
kinh, giáo viên, bà nội trợ hay ông giữ nhà − những kẻ cống hiến phần
lớn cuộc đời của họ cho gia đình). Quả thật, nhiều cuộc đời đã được