mặt, lỗ mũi, hơi thở, cánh tay, bàn tay, ngón tay, các nhà thần học
đương đại nhìn xem tất cả những diễn tả đó là ẩn dụ, thơ văn, hay suy
tư bằng hình ảnh. Họ nói với chúng ta rằng, Thượng đế không có thân
xác. Các nghệ sĩ như Michelangelo hay William Blake đã vẽ Thượng
đế như một người đàn ông châu Âu có râu ở một độ tuổi nào đó (và
bằng cách ấy đã thắt chặt tưởng tượng thị giác của chúng ta dai dẳng
đến bây giờ), nhưng các nhà thần học nay nói với chúng ta rằng, tất cả
những điều đó chỉ là những tranh ảnh và nếu có ai nghĩ rằng, điều đó
thật là Thượng đế mà truyền thống Do Thái − Kitô giáo tin thì quả là
một điều sai lầm. (Chúng ta có thể cảm thấy phần nào thiện cảm với
luật cấm xây cất hình tượng như được nói đến trong sách Xuất hành
20:4 và với luật của Hồi giáo cấm chỉ về nghệ thuật hình tượng).
Chúng ta được đặc biệt cho biết, Thượng đế của Kinh thánh
không được giả thiết chính là một thân xác vật chất, hoặc có một thân
xác vật chất. Ngài không phải là một vật thể giữa các vật thể khác
trong vũ trụ. Ngài không chiếm một chỗ đứng nào trong không gian,
hay tồn tại một khoảnh khắc nào trong thời gian. Ngài cũng không
được đồng nhất hóa với toàn thể vũ trụ, tổng thể của mọi vật hiện hữu
– đó là phiếm thần, không phải hữu thần. Thượng đế được nói là vừa
siêu việt vừa nội tại: mặc dầu hiện diện khắp nơi và trong mọi thời −
hiểu theo một nghĩa nào đó − Ngài cũng được suy tưởng là vượt ra
ngoài thế giới của sự vật trong không gian và thời gian (Psalm 90:2,
Romans 1:20). Thượng đế không được giả thiết hiện hữu như những
thực thể không trông thấy (nguyên tử, điện tử, nam châm, quarks,
superstrings, v.v...) mà khoa học viện dẫn để giải thích những gì chúng
ta quan sát qua giác quan: Ngài không phải là một định đề khoa học.
Hiện hữu và bản tính của Thượng đế hẳn nhiên không phải là những
giả thuyết thực nghiệm có thể trắc nghiệm bằng quan sát và thí
nghiệm.
Dẫu vậy, Thượng đế không phải thuần túy là một trừu tượng giống
như những con số, những hình và các vật khác của toán học. Ngài