tiên Adam và Eva này? Tôi đề xuất rằng, chỉ có cách đọc những trình
thuật tạo thành này như những biểu tượng mới là nghiêm túc. Ngày
nay, đã được rộng rãi − dẫu không phải là phổ quát − chấp nhận rằng
chúng là những huyền thoại (tượng trưng cho những sự thật tôn giáo
sâu xa), và như thế sẽ không nhất thiết là không tương hợp với khoa
học. Xác quyết sự hiện hữu lịch sử của Adam và Eva như là tổ tông
của toàn nhân loại thì theo quan điểm của riêng tôi, là dai dẳng khẳng
định một sự giải thích siêu chân chữ về Kinh thánh.
Có nghĩa gì khi nói chúng ta được tạo dựng theo Hình ảnh của
Thượng đế, của Chúa? Tín nhân nói, đó là ý nghĩa con người là độc
nhất trong việc chúng ta có phần nào tính trí tuệ và tính thân vị của
Thượng đế. Nhưng lời phát biểu này có thể được đảo ngược và nói
rằng, khái niệm của chúng ta về tính trí tuệ hoàn hảo và tính thân vị
đạo đức của Thượng đế là một sự lý tưởng hóa từ tính trí tuệ và tính
đạo đức bất toàn của chúng ta (xem lời trích của Feuerbach trong
chương 9). Chúng ta có thể đồng ý nói rằng, chúng ta là những con
người có lý trí (bất toàn) và chúng ta cũng là những con người có tự ý
thức, tự do lựa chọn, có khả năng tương quan yêu thương thân vị, cũng
như khả năng hận thù và tật xấu. Có nghĩa gì khi nói con người được
dựng nên để làm bá chủ trên tạo thành? Chúng ta có (để tốt hơn hay
để xấu đi) một cấp độ quyền năng nào đó trên thiên nhiên: vào thời
sách Sáng thế, người dân miền Trung Đông đã thuần hóa được súc vật
và canh tác được các cây thức ăn; họ đã vượt qua được giai đoạn hái
lượm và săn bắn.
Nhưng mặc dầu con người như thế được xem là đã có một vai trò
đặc biệt khi so sánh với phần tạo thành còn lại, chúng ta cũng vẫn
được xem như tiếp nối thiên nhiên. Con người đầu tiên được làm nên
“bởi bụi từ đất” (Genesis 2:7), điều ấy có nghĩa, từ cùng một chất thể
làm nên phần vũ trụ còn lại. “Chúa thổi sinh khí vào lỗ mũi” [nt] (Ta
có thể hiểu điều đó theo nghĩa đen chăng? Mà Chúa có thở không?).
Có một giải thích sai lầm về Bản tính con người trong Kinh thánh