the Holy Spirit”) tác động với linh hứng trong tín đồ Kitô hữu. Đức
Thánh linh đã được các sứ đồ cảm nghiệm mãnh liệt trong ngày lễ
Hiện xuống (lễ Ngũ tuần: Pentecost) theo trình thuật Công vụ các sứ
đồ (Acts 2:1-5), và − nhìn lại quá khứ − được đồng nhất với “Thần
Đức Chúa Trời vận hành trên mặt nước” theo sách Sáng thế (Genesis
1:2). Tất cả những điều đó sau này được tổng hợp diễn tả trong một
công thức nghịch lý về giáo lý Chúa Ba Ngôi: “the three Persons in
one God”.
Bởi ảnh hưởng rất to lớn của Kitô giáo trong văn minh phương Tây
từ xưa cho đến ngày hôm nay, từ “Kitô hữu” (Christian) thường được
dùng với một nghĩa danh dự. Cả cho đến rất gần đây, quả là một điều
gây sốc, thậm chí liều lĩnh, khi có ai xưng mình không phải là một
Kitô hữu (trong một số nhóm hội, điều này vẫn tồn tại). Nhưng chúng
ta phải hiểu thế nào từ này bây giờ? Những tiêu chuẩn nào một người
phải có để được gọi là Kitô hữu? Và tại sao câu hỏi này được xem là
quan trọng như thế? Hẳn nhiên bởi một di sản văn hóa đã từ lâu đời là
nền tảng ở phương Tây: Việc thừa nhận “chúng ta” là Kitô hữu và
chúng ta cần định nghĩa Kitô giáo là phải được phân biệt với những kẻ
khác − ngoại đạo, vô thần, Islam, v.v... (Cách riêng hơn nữa là với
những phân chia trong chính Kitô giáo ra thành các nhóm và các hệ
phái đối địch lẫn nhau. Những kẻ, những nhóm với nhãn hiệu “lạc
đạo” đã từng bị hỏa thiêu hay bị thảm sát).
Với những hàm ý đặc biệt nào đi nữa mà từ “Kitô hữu” đã nhận
được, từ đó ít nhất cũng liên hệ đến một số khẳng định thần học về
Đức Jesus. Là một Kitô hữu, sẽ không thể đầy đủ khi chỉ nói rằng Đức
Jesus là một con người rất tốt hay là một nhân vật tâm linh vĩ đại − bởi
người vô thần cũng như người khác đạo cũng có thể nói tương đương
như thế. Điều khẳng định Kitô giáo trung tâm nhất là có một khải thị
đặc biệt của Thượng đế trong con người lịch sử cá biệt này, kẻ đã
sống, đã giảng dạy, và đã chịu tử hình thập tự giá tại Palestine dưới sự
đô hộ của người Roma vào thế kỷ thứ I CN. Những điều đó theo