“Kinh Thánh Tân Ước: Học thuyết về Bản tính con người” với nhiều
cách dịch khác nhau của hai từ Hy Lạp/Latinh/Việt
pneuma/spiritus/thần khí và sarx/carno/xác thịt]:
Tôi xin nói với anh em là hãy sống theo thần khí, và như vậy, anh
em sẽ không còn thỏa mãn đam mê của tính xác thịt nữa...
Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô
uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tuông,
nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và
những điều khác giống như vậy...
Còn hoa quả của thần khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục,
nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. Không có luật nào chống
lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đấng Christ Jesus thì đã
đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.
Nếu chúng ta sống nhờ thần khí, thì cũng hãy nhờ thần khí mà tiến
bước.
Đoạn văn trên đây xác nhận rằng, bản tính cũ, không tâm linh, xác
thịt, là nguồn gốc của các đam mê trần thế và những trụy lạc xác thịt.
Đoạn văn này có phần rành rọt hơn “Bài ca đức mến” (agape, thường
được dịch là charity, bác ái, yêu thương) của Paulus trong 1
Corinthians 13 có phần tình cảm hơn. Rõ ràng là ở đây chúng ta
không những được nhắc nhủ về điều đúng điều sai, nhưng chúng ta
còn được hứa ban cho một sự chuyển hóa cơ bản trong tinh thần, từ đó
phân xuất ra nếp sống đạo đức.
Trong Kinh thánh Tân Ước, tình thương của Thượng đế và cuộc
sống phù hợp với thánh ý của Ngài, được mở rộng cho tất cả mọi
người, không phân biệt khả năng lý trí (1 Corinthians 1:20). Đức Jesus
đã trác tuyệt tóm tắt tất cả Lề luật của Cựu Ước trong hai giới răn:
“Hãy yêu mến Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực và hết trí khôn
ngươi;...và hãy yêu người thân cận như chính mình” (xem Matthew
22:34-40, Mark 12:28-31, Luke 10:25-28, và tiền báo trong Cựu Ước
với sách Deuteronomy 6:5, Leviticus 19:18). Tình “yêu đối với người