nghĩ về điều ông nói ở đây, ta có cảm tưởng hình như điều ông nói
không thích ứng với xác tín hàng ngày của chúng ta về vấn đề trách
nhiệm và thưởng phạt. Tại sao có thể ra án cho cả nhân loại khi chỉ
một người sa phạm lỗi lầm vào một thời xa xưa (giả thiết là Adam)?
Tại sao có thể xá tội hoặc “làm cho nên công chính” toàn thể nhân loại
tội lỗi nhờ vào sự vâng phục của cá nhân khác (Đức Jesus)? Có một
giáo lý thần học gây tranh cãi về sự đền tội ở đây, rằng những biến sự
lịch sử riêng biệt về cuộc sống và sự chết của Đức Jesus là phương
tiện qua đó Đức Chúa Trời đã hòa giải tất cả tạo thành lại với chính
Ngài (Romans 5:6-10; 2 Corinthians 5:18-21).
Đối với nhiều tín hữu Kitô giáo, sẽ không đủ khi nói Đức Jesus để
lại cho ta một Gương hạnh của một kẻ thà chết hơn là đi ngược lại
những giá trị cơ bản nhất của mình. Sokrates và nhiều nhân vật lịch sử
khác, gồm cả những tín nhân Kitô hữu tử đạo, cũng đưa lại những
gương hạnh như thế, nhưng họ không được thần linh hóa cũng cùng
một cách như vậy. Paulus và các nhà văn Kitô giáo khác (Hebrews,
chương 10) hẳn đã suy tư theo ngôn ngữ của Cựu Ước về vấn đề hy
sinh tế lễ, nhưng không nhiều nhà thần học ngày nay sẵn sàng giải
thích “hành động cứu chuộc” của Đấng Christ như là một hy sinh đền
tội – xem như Đức Chúa Trời đòi máu phải đổ ra (bất cứ máu nào, kể
cả máu người vô tội?) trước khi Ngài đồng ý tha tội. Nhưng vậy, tại
sao cuộc tử hình thập tự giá của một kinh sư Do Thái giáo dưới thời
Pontius Pilatus thống đốc La Mã ở Jerusalem vào năm 30 lại được cho
là có hiệu quả cứu chuộc toàn cả thế giới khỏi tội?
Toa thuốc Kitô giáo sẽ không trọn vẹn với “Hành động giải cứu”
nhiệm mầu của Đức Jesus Christ. Nó còn đòi hỏi phải được nhận lãnh
bởi từng mỗi người cá nhân và phải được truyền bá ra khắp cả trên thế
giới bởi Hội thánh. Nhưng có vài mập mờ với câu hỏi, điều đích thực
đòi hỏi nơi từng cá nhân “để được cứu” là điều gì? Phép rửa đã trở nên
nghi thức truyền thống để trở thành tín đồ Kitô giáo, nhưng đó chỉ là
một dấu hiệu bên ngoài thấy được của một sự thay đổi tâm thần bên