ta (xem tham chiếu về Augustinus và Pelagius trong “Giai đoạn lịch
sử trung gian” trong tập sách này).
HÌNH THỨC TÂM LINH HAY SIÊU NHIÊN CỦA KITÔ
GIÁO
Các giáo lý về Nhập thể, Đền tội, Phục sinh, và Tận thế đã đưa
lại nhiều vấn đề cho lý tính tự nhiên của con người; và việc diễn tả
thành công thức những vấn đề đó đã gây ra nhiều cuộc tranh luận
trong truyền thống Kitô giáo. Làm thế nào một cá nhân con người có
thể trở nên chi thể của Thượng đế siêu việt và vĩnh hằng? Giáo lý
Chúa Ba Ngôi − nghĩa là có ba Ngôi trong một Chúa − lại càng tăng
thêm các vấn đề khái niệm. Câu trả lời mẫu mực nói rằng, đó là những
mầu nhiệm hơn là những mâu thuẫn, rằng lý trí con người không thể
hiểu được những mầu nhiệm vô hạn của Thượng đế, và rằng chúng ta
phải đón nhận trong đức tin những gì Chúa khải thị cho chúng ta.
Nhưng loại tuyên bố tự trong viễn ảnh của đức tin không trả lời gì cho
những khó khăn của những kẻ vô tín hay những người rối nghĩ.
Không giống như Do Thái giáo thời trước, Kitô giáo khai triển một
mong chờ rõ ràng vào Cuộc sống sau khi chết. Nhưng điều này khác
với tư tưởng Hy Lạp về sự sống sót của một linh hồn không thể xác.
Đức tin Kitô giáo diễn tả niềm tin vào sự sống lại của Thân xác, và thư
văn bảo đảm chính cho niềm tin đó là trong 1 Corinthians 15:38tt., khi
Paulus viết rằng, chúng ta chết với thân xác thể lý nhưng sống lại với
thân xác “linh thiêng”. Không rõ thân xác linh thiêng là như thế nào,
nhưng Paulus dùng từ Hy Lạp soma, có nghĩa là “thân xác”. Tín hữu
Kitô giáo tiêu biểu khẳng định rằng, sự sống lại của Đức Jesus vừa là
một biến sự hiện thực, quan sát được trong lịch sử, vừa đồng thời là
một tác động độc nhất của Thượng đế. (Tư tưởng về sự Sinh đẻ đồng
trinh của đức Maria cũng rất nhiệm mầu, nhưng có lẽ ít nghiệt ngã hơn
trong Kitô giáo). Và sự phục sinh của Đức Jesus được nhìn xem như
cho thấy khả năng của một sự sống lại tương tự cho mỗi người.