dựng cái căn tính của dân Israel và những cộng đồng kế thừa nó: ngày
nay là [những cộng đồng] Do Thái giáo, Kitô giáo và Đạo Islam.
Những nguồn gốc lịch sử của Qur’an vẫn đang bị phủ mờ trong bí
ẩn. Bởi những truyền thống các thủ bản có hiệu lực cho các sách Kinh
thánh và số lớn văn chương cổ thời vẫn còn thiếu trong trường hợp
Qur’an. Truyền thống Đạo Islam thông tin cho ta rằng, nội trong một
hay hai thập niên sau khi tiên tri Muhammad qua đời, vị caliph (kẻ kế
thừa tiên tri như kẻ lãnh đạo cộng đồng) sẽ quyết định, một bản văn
Qur’an chuẩn sẽ được ra đời. Quyết định này là một bằng chứng gián
tiếp, rằng các thủ bản khác nhau là có thực, và chính truyền thống
cũng có cất giữ những song bản với một ít khác biệt nhỏ bên trong
một số phân đoạn Qur’an. Dẫu vậy, không có gì đã đến tay chúng ta
cho thấy những bản Qur’an thời đầu có khác biệt đáng kể đối với bản
Qur’an chúng ta có ngày nay. Hoàn cảnh này chắc hẳn cũng phù hợp
với thông tin truyền thống nói về quyết định của vị Caliph trong việc
đưa ra một bản văn chuẩn. Nhưng các sử gia về Qur’an vẫn hy vọng
rằng các vị Caliph ban đầu vẫn còn có chút nhạy cảm nào đó trước sự
vô hiệu lực của chế độ quan liêu bàn giấy, giống như các chính thể
quan liêu thời nay, để cho phép khả năng cất giữ được đâu đó (và quên
mất đi) những thủ bản may ra có thể làm sáng tỏ thêm lịch sử Đạo
Islam, giống như việc khám phá các bản văn Qumran và Nag
Hammad ở thế kỷ XX cho lịch sử Do Thái giáo và Kitô giáo.
Nhưng, cho đến khi một sự khám phá như thế có thể xảy ra, thì các
học giả Qur’an không có lựa chọn nào khác ngoài bản trình thuật của
truyền thống Đạo Islam nói về tiến trình sự khải thị và sự tập hợp các
bản văn của nó, và dĩ nhiên cả về những dự cảm lịch sử và về tính hoài
nghi của chính mình. Trong khi không một sử gia nào có thể xem tình
trạng đó là lý tưởng, họ đã không loại bỏ mọi khảo sát lịch sử có thẩm
quyền. Trong ba thế kỷ đầu sau khi tiên tri Muhammad qua đời, người
Đạo Islam đã biên soạn một lượng văn chương lớn phản ánh, tuy một
cách gián tiếp, hoàn cảnh xã hội trong đó cộng đồng Đạo Islam tiên