khởi được sinh ra. Một sự sử dụng nghiêm túc các tư liệu này, kết hợp
với những khám phá cổ học và cả với những bản văn được biên soạn
bởi những người ngoài Đạo Islam đương thời, tỏa ra nhiều ánh sáng
hấp dẫn về Qur’an và những tương quan của nó đối với văn chương
Kinh thánh.
Cho mục đích của chương sách này, một bản tư liệu từ các nguồn
Đạo Islam có thể đủ sức để minh họa cho vấn đề được nêu lên ở đây.
Nửa thế kỷ trước đây, một tư liệu được biết như là Hợp đồng Medina
đã được xác nhận là trung thực bởi hầu hết các sử gia về Đạo Islam sơ
khởi, trong Đạo Islam cũng như ngoài Đạo Islam. Xem ra đó là một
suy nghĩ nghiêm túc về những điều kiện xã hội và chính trị thịnh hành
trên ốc đảo Yathrib Arab (sau này gọi là Medina) mà trên đó
Muhammad và các môn đồ của ông đã định cư, sau khi trốn tránh cơn
bách hại ở Mecca vào khoảng năm 622 CN.
Đó là một tư liệu đặc biệt. Một, nó đồng thời với Qur’an – hay ít
nữa là một phần của Sách thánh. Hai, nó gọi tên những bộ lạc Arab
sinh sống trên ốc đảo đó khi Muhammad và các môn đồ của ông đi
đến nơi đó; nó cũng cho biết những gốc gác tôn giáo của họ. Phần
đông họ là người Do Thái. Ba, nó cũng nói ra những nguyên tắc theo
đó các môn đồ của Muhammad và người Arab − Do Thái thường trú ở
đó đã chung sống trong thôn xã. Hai nguyên tắc chính trong bản văn
là: (1) nguyên tắc một: điều hành các công việc thường ngày của
người dân, và (2) nguyên tắc hai: điều hành sự ứng phó của cộng đồng
đối với những đe dọa từ bên ngoài. (1) Về cuộc sống thường ngày, mỗi
cộng đồng tôn giáo có tự do xử sự công việc của mình, không bị người
ngoài chi phối. Dẫu vậy, tất cả mọi cộng đồng làm thành một cộng
đồng lớn gọi là umma. (2) Trong trường hợp thôn xã bị đánh phá –
trường hợp mà Hợp đồng Medina tỏ ra là cấp thời – thì mọi phân biệt
trong cộng đồng sẽ phải bỏ ra ngoài và toàn thể dân trong thôn xã sẽ
kết hợp với nhau để đề kháng chống trả.