nhất là hơn một chục lần, Qur’an đã công bố, rằng đó là một sự
“Chứng thực của sự thật” của sự Khải thị Kinh thánh (xem thí dụ:
Qur’an 2:42; 2:89; 2:91; 2:97; 2:101; 3:3; 3:81; 4:47; 5:48; 6:92;
35:31; 46:12); nhưng nó chứng thực sự thật đó thông qua sự thuật lại
có ngụ ý những họa tiết (vignettes) trong văn chương Kinh thánh quen
thuộc đối với độc giả của mình.
Trong tiến trình thuật lại những họa tiết đó, Qur’an giải thích mới
lại và một cách có chọn lọc một số những họa tiết đó. Chính với
những trình bày như thế mà người Đạo Islam đã bắt đầu nhìn xem
Qur’an như một thay thế cho văn chương Kinh thánh và nói về loại
văn chương sau [văn chương Kinh thánh] như đã bị “sai lạc”
(“corrupted”) bởi những kẻ gìn giữ nó. Nhưng điều đó không tỏ ra
nhất thiết như là lập trường của Qur’an. Thay vào đó, Qur’an giả định
có một sự hiểu biết thông suốt về văn chương Kinh thánh trong một
phần các thính giả; nếu không có sự hiểu biết thông suốt này, thì thính
tọa nguyên thủy không có cách nào hiểu được sự biến đổi đang được
thực hiện trong sự hiểu biết những tiêu điểm và chủ đề Kinh thánh.
Trong những phân đoạn sau đây, chúng ta sẽ xem lại một số những
tiêu điểm và chủ đề, và làm sáng tỏ bằng cách nào Qur’an đã lấy lại
những điểm đó cho mục đích của mình. Chúng tôi hy vọng có thể làm
rõ sự thay thế (alternative) khác biệt mà Qur’an và những truyền
thống giải thích của nó đưa ra bàn đến những Học thuyết về Bản tính
con người được hàm ẩn trong các văn chương Kinh thánh.
BỐI CẢNH SIÊU HÌNH:
KHÁI NIỆM ĐẠO ISLAM VỀ THƯỢNG ĐẾ
Qur’an và các truyền thống giải thích của nó không biện luận cho
một tôn giáo độc thần; chúng đơn giản giả thiết điều đó. Chỉ có một
Thực thể thần linh: Allah. “Allah” không phải là một tên riêng cho
Thượng đế (như, thí dụ, “Zeus” [tên của Thượng đế Hy Lạp]); nó là,
đúng hơn, kết hợp của hai từ Arabic: mạo từ hạn định “al” (tiếng Anh:
“the”) và danh từ “ilah” − từ này họ hàng với từ Semit cổ thời “el” có