Christ trong Kitô giáo. Ngày nay, nhiều Kitô hữu nhìn xem sự bất
khoan nhượng của người Đạo Islam về điểm này là bức tường ngăn
chặn dứt khoát cho việc đối thoại liên tôn giáo; nhưng điều đó không
nhất thiết phải luôn như vậy. Khi thiếu bối cảnh lịch sử trong sự phát
triển các giáo lý của mình, nhiều Kitô hữu đương thời không ý thức
được về quan điểm chính trị nội bộ, về giáo hội và về đế chế Roma,
những điều đó cuối cùng quyết định vấn đề vị thế độc nhất của Đấng
Christ vừa là người vừa là thần linh. Trải qua nhiều thế kỷ, các thẩm
quyền giáo hội đã tranh luận về những lời tuyên bố như thế, như lời
tuyên bố “Jesus là Con của Thượng đế” có thể hiểu như thế nào, và cả
khi đạt được một giải quyết sau nhiều thương lượng ở Bắc Âu, thì các
giáo hội ở bờ Đông Địa Trung Hải và ở Trung Á vẫn tiếp tục giữ
những quan điểm về Bản tính của Đấng Christ đã bị Tây Roma lên án
là lạc giáo.
Quan điểm về Đức Jesus của Qur’an vẫn giữ một ít mùi vị của các
luận chiến giáo hội này. Quả thật, nó tỏ ra như thế, trong một mức độ
nào đó: “Thật vậy, trong cái nhìn của Thượng đế, Jesus giống như
Adam được Thượng đế tạo dựng từ trong đất bụi, rồi phán với ngài:
‘Hãy là!’ (‘Be’) và ngài đã là (and so he was). Sự thật của vấn đề đến
từ Đức Chúa (the Lord) của các ngươi, và như thế không tìm thấy nó
giữa những người biện luận cho điều ấy” (Qur’an 3:49-60).
Bằng cách sử dụng cái logic của câu chuyện tạo dựng Adam trong
Kinh thánh, Qur’an có khả năng quả quyết vừa sự “sinh hạ đồng
trinh” của Christ, vừa Bản tính con người trọn vẹn của ngài. Mà cuối
cùng, theo truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo, Adam − dẫu
không do cha mẹ có nhân tính − đã không là một thần linh (god)
nhưng hoàn toàn là người. Nếu ta chấp nhận câu chuyện Kinh thánh là
có thẩm quyền, thì sẽ là điều hợp lý để kết luận rằng, Christ, kẻ thiếu
một thành phần cha mẹ có nhân tính, đã không là một thần linh (god)
nhưng hoàn toàn là người. [Góp ý thêm: Có thể có người Kitô hữu
nghĩ rằng, trong trường hợp Christ thì thành phần người cha chính là