thịnh nộ của Thượng đế chỉ giáng xuống trên tội lỗi mà từng mỗi cá
nhân sa phạm (xem, td. Qur’an 37:38-39).
Qur’an cũng xét lại câu chuyện Kinh thánh Adam và Eva, và trong
khi thuật kể, thì cũng đặc biệt “xét lại” câu chuyện. Trong khi bản văn
sách Sáng thế (Genesis) thuật kể một con rắn xảo trá dụ dỗ Eva về
việc Thượng đế răn bảo trái quả nào là cấm ăn − và đến lượt Eva
thuyết phục chồng mình can phạm điều Chúa cấm − thì sách Qur’an
nhận diện ra Satan (chứ không phải con rắn) là kẻ cám dỗ cả đôi vợ
chồng [Adam và Eva] (bản văn Arabic dùng văn phạm số hai (dual),
ám chỉ cả hai vợ và chồng cùng phạm tội). Rồi Adam nhận được một
khải thị “từ Chúa mình” (“from his Lord”) ghi nhận ông như là một
tiên tri, và bản văn nói ông đã “quay mặt” (“turns”) về với Thượng đế
(hay Thượng đế về với ông), một từ ngữ, mà theo cách dùng trong
Qur’an, để chỉ sự tha tội (Qur’an 2:35-38); xem thêm 7:19-25 và
20:117-124). Nói cách khác, thay vì tội trở thành di sản cho loài người
bởi sự “sa phạm” của Adam, thì tha thứ đã được ban cho một Adam
thống hối, bởi Allah là “Đấng độc nhất quay mặt lại, Đấng Thương
xót”.
Bản văn Qur’an về câu chuyện trên đây nêu lên ít ra là hai vấn đề
đòi hỏi suy tư thêm. Một, bản văn minh thị cho ta biết Adam đã thống
hối về sự sa phạm của mình và đã kết thúc với việc ông được đứng
vào hàng tiên tri. Nhưng còn Eva thì sao? Hai, Qur’an (hay các truyền
thống giải thích nó) có cung cấp một giải thích nào cho biết tại sao hai
vị tổ tiên truyền thuyết đầu tiên của chúng ta đã không thể chống cự
lại sự dỗ dành của Satan?
Về vấn đề thứ nhất, phải sòng phẳng nhìn nhận rằng, văn phạm của
Qur’an Arabic đã cất đi cho Eva gánh nặng mà bà phải chịu theo
truyền thống Do Thái giáo và Kitô giáo đã nêu ra trong câu chuyện:
gánh nặng của kẻ dụ dỗ cùng với sự xảo trá của Satan. Nhưng vấn đề
Eva đã ra sao một khi cả hai đã sa phạm giới luật của Thượng đế vẫn
không có câu trả lời theo Sách thánh. Văn phạm của đoạn văn đang