bàn đã đột ngột thay đổi từ văn phạm số hai (dual: “both of you”) sang
ngôi hai số nhiều (“you all”). Xem như tiếng nói thần linh quay sang
nói với những người không hiện diện trong câu chuyện. Nếu như vậy,
thì tiếng nói đó nói với họ là phải rời bỏ địa đàng, những người này là
kẻ thù của những người kia [vế câu cuối cùng này không rõ nghĩa,
ND]. Có phải Thượng đế nói với tất cả nhân loại những lời đó không?
Có phải Qur’an hàm chỉ cử tọa thính giả của mình?
Về câu hỏi thứ hai, Qur’an kể cho chúng ta rằng, Thượng đế có làm
một giao ước với Adam, nhưng Adam đã quên những thề ước và, cần
nói thêm rằng, không có ý định hủy bỏ giao ước của đôi bên (Qur’an
20:115). Còn về tâm trạng của Eva thì không được nhắc đến trong bản
văn. Thật khó mà biết tại sao có sự tương đối im lặng của Qur’an về
Eva. Phải chăng bởi thành kiến giới tính? Đây không phải là một vấn
đề có thể dễ dàng bỏ qua. Bởi rằng, những người nữ (thí dụ như Mary,
thân mẫu của Jesus) đã có được nhiều thông tin rộng rãi hơn trong
Qur’an và các truyền thống giải thích của nó. Bởi vậy, khi bàn đến
những tham chiếu của Qur’an về câu chuyện nguyên mẫu (archetypal)
này trong lịch sử vấn đề tội, điều ta có thể nói được với tin cậy hơn cả
là vai trò của Eva trong câu chuyện này có thể hiểu được khi so sánh
vai trò của bà trong truyền thuyết Do Thái giáo và Kitô giáo.
Vai trò nổi bật của Adam theo phiên bản Qur’an trong câu chuyện
này đã được đưa ra bởi những truyền thống Đạo Islam hậu thời đặt
ông ngang hàng với Muhammad: cả hai được trở nên “alpha và
omega” của một câu chuyện lịch sử khác: lịch sử về tiên tri. Đối với
người Đạo Islam, ý nghĩa của tiên tri không chỉ căn cứ trên niềm tin
rằng, Thượng đế tương giao với con người thông qua những đại diện
được lựa chọn, mà cũng còn bởi chính những đại diện này là biểu
tượng của một niềm tin vào khả năng hoàn thiện của con người. Trong
tiết đoạn sau, chúng ta sẽ xem bằng cách nào Qur’an và các truyền
thống của nó nói về chính Bản tính con người như một nền tảng cho
niềm tin đó.