CHẨN BỆNH
Hơn ba mươi năm trước đây, một giáo sư xuất sắc người Pakistan −
Mỹ về Nghiên cứu Đạo Islam tại Đại học Chicago, Fazlur Rahman, đã
ghi nhận rằng, trong khi Qur’an nhắc đến Allah trên 2.500 lần, nhưng
chủ đề lớn và dai dẳng của nó không phải là Thượng đế nhưng là con
người. Chính Qur’an cung ứng chính mình như một “hướng dẫn”
(“guidance”) cho nhân loại, nhưng một hướng dẫn dưới hình thức
những “nhắc nhở” (“reminders”) (td. Qur’an 16:44) Điều này hàm
chứa ý nghĩa rằng, Sách thánh (Holy Book) không được hiểu như một
nguồn cho những thông tin mới về Thượng đế và về con người: sứ
mệnh của nó, và sứ mệnh của tiên tri, kẻ đưa nó đến, là lay động trí
nhớ của cử tọa, là nhắc lại ký ức của họ về những điều đã biết nhưng
lại đã quên đi.
Một khẳng định như thế có thể gây ngỡ ngàng nơi độc giả, bởi quan
điểm về Đạo Islam thường được nghe biết là xem Qur’an như một
“mạc khải” thần linh. Nhưng, như chúng ta đã xem, tương quan của
Qur’an với các văn chương Kinh thánh là “xét lại” (revisionary). Điều
này tương tự như tương quan của Tân Ước đối với Kinh thánh Do
Thái. Bởi vậy, sẽ là điều ích lợi nghĩ về Qur’an như một “Giao ước
thứ ba” hơn là một hệ thống tư tưởng và thực hành tôn giáo hoàn toàn
mới.
Đối với người Đạo Islam, một “Giao ước thứ ba” trở nên cần thiết
khi, theo quan điểm của họ, những độc giả của Giao ước thứ hai hay
“Tân Ước” đã đúc kết thành một: người đưa tin (td. Jesus Nazareth)
với tin đưa (giáo huấn của ngài về luật Mosaic và gương hạnh của
ngài) một cách mà người đưa tin trở nên tin đưa. Qur’an rõ ràng xem
việc Thượng đế hóa Jesus như là một nhầm lẫn nghiêm trọng (xem, td.
Qur’an 5:72), nhưng nguyên do của nhầm lẫn này cuối cùng cũng
giống như nguyên do của mọi nhầm lẫn của con người: đó là khuynh
hướng bỏ quên. Như chúng ta đã xem, minh họa của Qur’an về
khuynh hướng rất con người này là Adam, và điều này có thể là một