xét một cách có hệ thống. Sự hiện hữu của sự ác (giống như sự hiện
hữu của Thượng đế) chỉ đơn thuần được thừa nhận; từ đâu nó đến thì
không rõ. Suy luận về điều này − gồm cả khả năng sự đồng tình của
Thượng đế trong nguồn gốc của sự ác − là điều bận tâm của một số
đầu óc xuất sắc nhất của Đạo Islam thời đầu xuyên qua nhiều thế kỷ.
Vậy, mối quan tâm hiện tại của chúng ta là cái vai trò của con người
trong tấn bi kịch hoàn vũ này, bởi những cách mà Qur’an và các nhà
giải kinh Qur’an bàn luận về các động cơ của con người trong vấn đề
này có thể soi sáng cho biết quan điểm Đạo Islam về Bản tính con
người.
2) Khalifa, hay vai trò đại diện: Sự tiếp cận của Qur’an về vấn đề
Bản tính con người tùy thuộc vào từ vựng nó chia sẻ với các văn
chương Kinh thánh và với thơ văn Arabic thời sơ thủy. Có hai từ khóa
cho sự tranh luận: nafs (được dịch sang tiếng Anh là self và soul) và
ruh (theo nguyên tự là hơi thở hay gió, nhưng cũng thường được dùng
để chỉ hình dạng thiên sứ hay phẩm tính linh thiêng). Trong Qur’an,
hai từ này được dùng tách rời nhau; nhưng qua thời gian, người Đạo
Islam đã dùng cả hai không phân biệt và cuối cùng đã phối hợp các ý
nghĩa của chúng với các khái niệm tương tự trong Kitô giáo, Tân
Platon và Aristoteles.
Cách chung, từ nafs của Qur’an có nghĩa giống như “dục hồn”
(“appetitive soul”) của Platon. Nó có chiều hướng ham muốn những
cái đẹp mà trần gian này có thể cống hiến, ưa thích chúng hơn là sự
thỏa lòng của Thượng đế (Qur’an 18:28). Do đó, nó có khả năng điều
khiển con người làm điều ác (Qur’an 12:53). “Sự Ác” (Evil) không
phải là phẩm tính cố hữu trong con người; nó là hậu quả của những
hành động trong sự theo đuổi những ham muốn riêng tư, những ham
muốn đó là điều hoàn toàn tự nhiên và phẩm tính luân lý của nó tùy
thuộc, một lần nữa, vào một chủ ý của cá nhân và sự thỏa mãn chúng
có nhất quán với vai trò của đương sự như khalifa [vai trò đại diện]
hay không. Hơn nữa, có điều quan trọng cần ghi nhận, Qur’an không