quan niệm con người là bất lực trước những ham muốn đó: Con người
không bắt buộc phải nghe theo những ham muốn của mình. Trái lại,
nó còn được kêu gọi phải kìm hãm chúng (Qur’an 79:40-41). Chúng
ta sẽ triển khai tiêu đề này trong cuộc bàn luận sau đây về từ ngữ
khalifa.
Những người ngoài Đạo Islam thường đặc biệt liên kết từ ngữ
khalifa với lịch sử chính trị của xã hội Đạo Islam hậu-tiên tri. Trong
văn mạch này, từ đó là một chức danh cho kẻ thừa kế Muhammad như
một người lãnh đạo thế tục của cộng đồng (caliph). Nhưng từ này
cũng xuất hiện nhiều lần trong chính sách Qur’an.
a) Như Qur’an 2:30-34, Thượng đế thông báo cho các thiên sứ
trong việc tạo thành, rằng Ngài muốn đặt để một khalifa trên thế gian
này, và văn mạch rõ ràng chỉ đó là Adam. Rồi Thượng đế dạy cho
Adam các tên của mọi sự vật trong tạo thành, và đến phiên Adam nói
lại cho các thiên sứ hay những gì ông biết được từ Thượng đế. Sau khi
kết thúc bài dạy, Thượng đế truyền lệnh cho các thiên sứ cúi mình
trước Adam − điều mà bình thường chỉ bày tỏ trước một mình Thượng
đế mà thôi. Cử chỉ này xem như muốn nói với các thiên sứ một cách
trịnh trọng rằng, Adam đã nhận được một bổ nhiệm đầy uy lực từ
Thượng đế: Ông đích thực được đứng trên đôi giày (“shoes”) thánh
thiêng. Con người là kẻ đại diện của Thượng đế trên trần gian. Khái
niệm này khác với sự ban cho Adam quyền “thống trị” (“dominion”)
được thuật kể trong sách Sáng thế (Genesis), bởi người Đạo Islam
quan niệm quyền thống trị chỉ thuộc về Thượng đế mà thôi. Ngài là
rabb, hay Đức Chúa (Lord) và là Đấng Nâng đỡ thế giới, còn con
người là abb của Ngài, hay chư hầu, kẻ có thể thực thi quyền hành trên
thế gian nhưng chỉ như là kẻ đại diện mà thôi. Quan điểm này cho
thấy con người phải thận trọng trong hành động của mình bởi, trên lý
thuyết, con người không được ban cho toàn quyền tự do làm bất cứ
điều gì mình thích. Khi một con người hành động, thì vinh dự và phẩm
chức thánh thiêng có thể bị đe dọa, và Thượng đế lo âu vì rằng vinh dự