Cũng như với từng mỗi đoạn văn trong Qur’an, chúng ta không bao
giờ có thể chắc chắn nó có nghĩa gì đối với cử tọa nguyên thủy. Về
truyền thống giải kinh, chúng ta có thể đạt được thức nhận về điều mà
một đoạn văn nhất định nào đó có nghĩa gì đối với thế hệ tiếp theo.
Nói một cách khái quát, phát ngôn “đàn ông có một cấp độ trên phụ
nữ” có thể được phân tích sít sao rằng: Nó không phải là một tuyên bố
về tính cao cấp bẩm sinh của người đàn ông, bởi, nếu quả thật như thế,
thì phát ngôn trước đó nói rằng, phụ nữ có quyền được xử đãi một
cách công bằng phản ảnh điều làm cho công bằng nơi người đàn ông,
sẽ mâu thuẫn với trật tự của thiên nhiên. Thay vào đó, tham chiếu
thường được đưa ra về sự kiện rằng, vào lúc cưới hỏi, người đàn ông
phải đền trả bằng một của hồi môn và, trong suốt cuộc đời vợ chồng
của họ, chàng có bổn phận chăm lo cho đời sống kinh tế của vợ mình.
Vào thời điểm ly dị, những phí tổn đó phải được xem xét. Nhưng quan
tâm đó có lẽ phản ảnh sự phát triển về luật pháp Đạo Islam trong thời
kỳ hậu-tiên tri.
TOA THUỐC
Những khái niệm về một “Trật tự tự nhiên” được thánh hiến thì có
đầy trong Qur’an, nhưng, giống như những khái niệm về Độc thần và
về sự hiện hữu của sự Ác, chúng được giả định hơn là biện luận. Lấy
gợi ý từ một đoạn văn có phần tối nghĩa trong Qur’an 30:30, các nhà
tư tưởng Đạo Islam khẳng định có sự hiện hữu của một “Bản tính nội
tâm” (fitra: “inner nature”) hướng đến Thượng đế. Như chúng ta đã
xem, con người cũng sở hữu một chiều kích ham muốn (nafs) có thể
dẫn đưa con người đi trệch ra khỏi con đường của Thượng đế. Nhưng
Qur’an cũng như những truyền thống giải kinh của nó không nhìn
nhận con người là bất lực trước những ham muốn của mình. Chúng ta
phải tự buộc mình dốc toàn sức lực để kiềm chế ham muốn trên đường
thực hiện những ý thích của Thượng đế.
Thêm vào đó, văn chương hadith nhìn nhận vai trò tạo tác của Môi
trường trong việc hình thành nhân cách: “Mỗi bé thơ được sinh ra với