“bản tính nội tâm” (fitra); sau đó cha mẹ làm cho bé nên một tín đồ
Do Thái giáo, Kitô giáo, hay một pháp sư/nhà chiêm tinh (Magian)”.
Chiếu theo lời tiên tri đó, thì truyền thống tôn giáo của con người
được hiểu đúng nhất như là một điều phụ thuộc của công việc giáo
dục. Đoán chừng nguyên tắc này được áp dụng cho những kẻ được
giáo dục thành những tín đồ Đạo Islam hệ phái Sunni cũng như Shi’a,
nhưng tác giả [của chương sách, ND] này đã gặp thấy những phiên
dịch về hadith trong đó Muhammad được trích dẫn là đã nói “Mỗi bé
thơ sinh ra là tín đồ Đạo Islam (Muslim)...”. Một sự giải thích như thế
đã đúc kết thành một, các truyền thống Đạo Islam với Bản tính con
người, và đưa một thay đổi tế nhị vào trong cái ý nghĩa của hadith.
Với sự thay đổi như thế, nó cung cấp một bản văn làm bằng chứng dễ
dàng cho những người Đạo Islam hy vọng thúc đẩy người ngoài-Đạo
Islam cải đạo (hay ‘tái cải đạo’) vào Đạo Islam, nhưng điều đó không
khả tin chiếu theo ngôn ngữ trong bản văn Arabic.
Bỏ ra ngoài vấn đề những áp dụng trong việc cải đạo, các truyền
thống Đạo Islam nhìn xem Bản tính con người như một phức hợp của
ý định và ham muốn, một số trong đó dẫn đưa con người đến linh
thánh, một số khác dẫn đưa con người ra trệch đường. Tự thân chúng,
không có điều nào trong những ý định hay những ham muốn kia nhất
thiết định đoạt, như thế nào một cá nhân nhất định nào đó sẽ điều
khiển cuộc sống của mình. Hơn nữa, hoàn cảnh đóng một vai trò quan
trọng trong mỗi cuộc sống con người, nhưng yếu tố này, cũng vậy,
không nhất thiết quyết định kết quả cuối cùng. Cuối cùng ra, kết quả
tận cùng này tỏ ra tùy thuộc vào Ý định không thể dò thấu của Thượng
đế (xem, td. Qur’an 2:213).
Giống như nhiều người Kitô giáo, người Đạo Islam tin rằng Thượng
đế yêu thương họ và có một Chương trình cho đời sống của họ.
Nhưng những điều riêng biệt của Chương trình này thì không được
biết. Qur’an và các truyền thống giải kinh của nó cung ứng cho người
Đạo Islam điều mà sách Tân Ước gọi một cách đáng ghi nhớ là một