Muslim [m-s-l-m: tín đồ Islam] không thể tránh sự sử dụng lý trí, bởi
bản văn của Qur’an đôi khi cần đến sự giải thích bằng lý trí, và các
luật gia lại có khuynh hướng bất đồng trong những vấn đề về luật pháp
và đạo đức. Ông viết một phản biện đối với al-Ghazali với tập sách
nhan đề Sự Bất minh của “Sự Bất minh” (The Incoherence of “The
Incoherence”), biện luận rằng có sự mâu thuẫn khi dùng lý trí để đánh
đổ lý trí. Như thế, ông có chiều hướng lại đưa thần học phụ thuộc vào
lý trí.
Avicenna và Averroes đã có một ảnh hưởng to lớn trên tư tưởng
phương Tây Trung cổ. Trong thế kỷ XII và XIII, đã phát triển một
tranh luận tay ba thật hấp dẫn, gồm thêm cả các triết gia Do Thái, như
Maimonides (1135 − 1204), người đã viết một tác phẩm nổi tiếng với
tên gọi Hướng dẫn cho những kẻ Bối rối (Guide for the Perplexed).
Nhưng Giai đoạn Trung cổ đa văn hóa này không tồn tại được lâu dài:
Sự Bất khoan dung và sự Xung đột đã lên ngôi thay thế, và sau cuộc
Tái chiếm (Reconquista) của Tây Ban Nha bởi Chế độ quân chủ
Công giáo Tây Ban Nha, thì Do Thái và Muslims đều bị cưỡng bách
trục xuất.
Aquinas (1224 − 1274)
Như chúng ta đã vừa xem, phần lớn các tác phẩm của Aristoteles đã
không được sử dụng ở thế giới phương Tây cho đến thế kỷ XII. Điều
này đã dẫn đến một cuộc cách mạng ở bên trong tư tưởng Trung cổ,
mặc dầu một số các nhà chức trách bảo thủ của Giáo hội đã tìm cách
cấm chỉ việc học hành và nghiên cứu về Aristoteles. Việc hệ thống hóa
nguy nga mang tính Kitô giáo của Thomas Aquinas − được trình bày
trong Tổng Luận Thần Học (Summa Theologica) – là dựa trên Triết
học của Aristoteles, cộng thêm − dĩ nhiên − Kinh thánh và các Giáo
phụ. Tổng luận Thần học là như ngôi Đại thánh đường (Cathedral)
Trung cổ − một cấu trúc đồ sộ, kỳ vĩ của những khát vọng tôn giáo cao
siêu, đầy tràn những chi tiết phức hợp làm cho ta kinh ngạc về lòng tin
và về công trình kiến trúc đã tác tạo nên nó. Mặc dầu gây nên tranh