Đông đã trở nên độc lập, tập trung vào Đế chế Byzantine ở
Constantinople cho đến khi đô thành này rơi vào tay người Thổ Nhĩ
Kỳ Islam năm 1453, từ đấy được đặt tên là Istanbul. Kitô giáo Chính
thống tiếp tục cho đến ngày nay tại Hy Lạp và Đông Âu, và được hồi
sinh ở Nga hậu cộng sản. Những giáo hội Kitô giáo hiện hữu khác bắt
nguồn từ những thế kỷ sơ khai của Kitô giáo, thí dụ như Giáo hội
Coptic ở Ai Cập và Ethiopia.
Bốn phong trào văn hóa kế tiếp với tầm quan trọng to lớn trong
lịch sử thế giới đã phát triển trong châu Âu Tân thời đại: Phục hưng,
Cải cách Tôn giáo, Khoa học và Khai minh. Trong thời Phục hưng
vào thế kỷ XIV/XV và XVI, nhiều quan tâm mới được dành cho văn
chương, nghệ thuật và triết học của thế giới cổ đại, và những quan tâm
này tác động một ảnh hưởng mới, gia tăng sinh lực trên tư tưởng
phương Tây. Nền minh triết của cổ nhân nay được đón nhìn trực tiếp
hơn, thay vì qua ống kính xuyên méo của Kitô giáo Trung cổ. Như
một thành quả, nay dấy lên một phong cách nhân văn về triết học tập
trung nhiều hơn vào Bản tính con người hơn là vào siêu hình hay thần
học (td. Pico della Mirandola ở Ý và Erasmus ở Rotterdam).
Phong trào Cải cách Tôn giáo được đồng thuận cho là đã phát xuất
khi Martin Luther (1483 − 1546) đóng 95 luận điểm thần học trên
cửa thánh đường tại Wittenberg ở Đức ngày 1 tháng 11 năm 1517.
Nhưng cũng đã có những tiếng nói cải cách trong Giáo hội Công giáo,
thí dụ như John Wycliffe ở Anh thế kỷ XIV. Đôi khi tiếng nói bất
đồng bị trù diệt một cách hung bạo; thí dụ John Hus, một đồ đệ của
Wycliff, bị hỏa thiêu tại Bohemia. Luther là một nhà thần học được
giáo dục cao trong truyền thống Công giáo, nhưng ông đã sớm đặt
thành vấn đề về những tư tưởng và những thực hành của các Giáo
hoàng người Ý. Ông cực lực phản bác cách buôn bán các “ân xá” của
Giáo hội, qua đó dân chúng có thể nghĩ là họ có thể mua được sự tha
thứ và một chỗ trên thiên đàng. Điểm chính yếu trong thần học của
Luther là giáo lý về sự Công chính hóa trước mặt Thượng đế bởi lòng