kẻ có một giải thích (giải Kinh) đúng đắn thì vẫn luôn dấy lên sự bất
đồng giữa các tín nhân. Một số người thuộc môn phái Tin Lành triệt
để (Radical Reformation), thí dụ như những người Tái-baptem
(Anabaptists, ana-baptismos: chủ trương lễ nghi baptem chỉ khi trưởng
thành) trên lục địa và những người Quakers điều khiển bởi George
Fox tại Anh quốc, dẫu vẫn mạnh mẽ nhận ảnh hưởng từ Tân Ước,
nhưng cũng kêu gọi đến “ánh sáng nội tâm” của sự Thượng đế mặc
khải trong tâm và trí của từng cá nhân. Như thế, họ có khuynh hướng
nhấn mạnh trên kinh nghiệm tôn giáo cá nhân.
Sự bất đồng tôn giáo thường dẫn đến những xung đột hung bạo. Đã
có những “chiến tranh tôn giáo” trong châu Âu Tân thời đại, không
những giữa Công giáo và Tin Lành, nhưng cũng còn giữa các môn
phái Tin Lành đối nghịch lẫn nhau. Luther đã kêu gọi các nhà cầm
quyền nước Đức triệt bỏ bằng bạo lực nhóm Tái-baptem
(Anabaptists). Những người Huguenots (Tin Lành Pháp) bị xem như
là những kẻ phản bội nước Pháp Công giáo và đã bị tàn sát hay trục
xuất. Sau cuộc nội chiến ở Anh vào giữa thế kỷ XVII, chế độ quân chủ
và Giáo hội Anh giáo được hồi phục, và những người “không theo
quốc giáo” bị bắt bớ. Chỉ dần dần, sau những kinh nghiệm đau thương
như thế, dân chúng châu Âu mới bắt đầu chấp nhận việc những tôn
giáo khác nhau có thể được phép tồn tại trong cùng một đất nước xứ
sở. Một sự tách rẽ giữa Giáo hội và Nhà nước đã được ghi lại trong
Hiến pháp của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
3. SỰ THĂNG TIẾN CỦA KHOA HỌC (TK. XVII):
LÀM THẾ NÀO ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC VÀO
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI?
Khoa học vật lý hiện đại được trỗi dậy vào thế kỷ XVII. Sự kết hợp
phương pháp thực nghiệm với lý thuyết toán học hệ thống đã được
chứng minh đầy thắng lợi trong các công trình nghiên cứu của Galileo
và Newton. Thành quả thuyết minh của hệ thống cơ học Newton cho
thấy, bằng cách nào tri thức mới về vũ trụ − cả trên trời lẫn dưới đất −