đoạt (kèm thực thi ý chí tự do). Linh hồn này là phi thể xác – nó
không được cấu thành bởi vật chất, nó không chiếm cứ không gian
(mặc dầu nó có thay đổi trong thời gian), và không thể được khảo
nghiệm với các phương pháp của khoa học vật lý. Hơn nữa, linh hồn
có thể tiếp tục sống sau khi thân xác chết đi, chuyên chở căn tính của
một con người đi vào kiếp sống sau. Như thế, Descartes đưa ra một sự
phân biệt giữa con người sở hữu một linh hồn phi vật chất và thú vật
không có ý thức.
Trong tác phẩm Diễn ngôn về Phương pháp (Discours de la
Méthode, Discourse on Method), năm 1637, Descartes viết một trình
bày mở đầu về những tư tưởng của mình trong hình thức bán-tự
truyện. Diễn tả kỹ càng hơn trong Những bài ngẫm suy siêu hình
(Méditations métaphysiques),1647, luận cứ chính về chủ thuyết nhị
nguyên khởi đầu bằng suy nghĩ rằng, bất cứ điều gì mà người ta nghi
ngờ, người ta không thể nghi ngờ sự hiện hữu của chính mình như là
một hữu thể ý thức − mặc dầu người ta có thể (ông khẳng định) nghi
ngờ mình có chăng một thân thể. Như thế, Descartes sử dụng lý trí
thuần túy một cách phản tư, xem xét nội tâm để tìm cách chứng minh
những sự thật siêu hình cơ bản về linh hồn, và sau đó ông đề xuất biện
luận từ bản tính của những tư tưởng tinh thần của chúng ta đi đến sự
hiện hữu của Thượng đế.
Nhưng trong phần V của Diễn ngôn, Descartes cung cấp một luận
cứ khác, nhiều tính thực nghiệm hơn cho thuyết nhị nguyên được xem
như là giả thuyết giải thích tốt nhất cho cách hành xử có thể quan sát
được của con người và thú vật. Ông biện luận rằng, có một sự phân
biệt về thể loại hơn là về cấp độ giữa những quan năng bẩm sinh giác
tính của con người và của thú vật, phân biệt ngôn ngữ như là phân tố
khác biệt của lý tính con người. Chính cái thể loại lý tính dựa trên cơ
sở thực nghiệm này (đó là sự xác định của một số khả năng bẩm sinh
tinh thần như là riêng biệt cho giống loại con người) mà Noam