kêu gọi đến lý trí và kinh nghiệm hơn là vào tôn giáo mặc khải. Triết
học chính trị của ông chủ trương cần có một chính quyền (và những
giới hạn của quyền lực) phát xuất từ những nhu cầu và những quyền
lợi của cá nhân con người, cách riêng những quyền tư hữu. Tư tưởng
của Locke có ảnh hưởng lớn trên bản phác thảo của Tân Hiến pháp
Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776.
Hume (1711 − 1776)
David Hume, người gốc Scotland, là một trong những nhân vật
phát động phong trào Khai minh. Tác phẩm chính của ông là bộ sách
ba quyển Luận thuyết về Bản tính con người (Treatise of Human
Nature), năm 1739 − 1740, được viết trong những năm tuổi hai mươi
của ông. Sau này ông viết bình dân hơn về những tư tưởng chính yếu
của ông trong hai tập Thẩm Vấn (Enquiries), bàn về Tri thức con
người và về Đạo đức học. Ông cũng biên soạn nhiều chủ đề khác, bao
gồm tôn giáo, chính trị và lịch sử.
Hume áp dụng Chủ nghĩa Kinh nghiệm một cách nghiêm ngặt hơn
bao giờ trước đó: Ông khẳng định rằng mọi khái niệm đều phân xuất
từ kinh nghiệm, và tất cả tri thức về thế giới phải đặt trên cơ sở của
kinh nghiệm. Lý trí thuần thục có thể chứng minh thành quả chỉ về
những “tương quan của các ý tưởng” trong luận lý và toán học; nó
không thể sản xuất một loại sự thật bản chất nào về thế giới. Luận
thuyết của ông mang phụ đề đầy ý nghĩa: Một Thử nghiệm để đưa
Phương pháp Thực nghiệm Lý luận vào các Vấn đề Luân lý (An
Attempt to Introduce the Experimental Method of Reasoning into
Moral Subjects) − ở đây “thực nghiệm” là kinh nghiệm, và “luân lý”
có nghĩa là thuộc con người. Đó là một trong những thử nghiệm
nghiêm túc đầu tiên về một Lý thuyết Khoa học về con người − mặc
dầu nó vẫn là một công trình triết học nhiều hơn là tâm lý.
Phiên bản của Hume về Chủ nghĩa Kinh nghiệm xác định rằng, tất
cả mọi ý tưởng đều phân xuất từ cảm nhận − hoặc do giác quan hay do
phản ánh (“reflection”), (nghĩa là ý thức nội quan về những trạng thái