tinh thần của chính mình). Ông biện luận rằng chúng ta không có ý
tưởng gì về sự việc, ngoại trừ một gói những đặc tính cảm nhận được
(theo quan điểm hướng dẫn của triết gia Berkeley người Irish). Nhưng
Hume đã bi tráng đi xa hơn Berkeley, khi ông biện luận rằng chúng ta
không có khái niệm mạch lạc nào về linh hồn, hay bản chất tinh thần –
chúng ta không ý thức gì hơn là một chuỗi các tình trạng tinh thần
trong ta và như thế không có ý tưởng gì về một “tự ngã” liên tục. Ông
cũng biện luận một cách lạ lùng rằng, chúng ta không có ý tưởng gì về
tính nguyên nhân hay “liên kết thiết yếu”, ngoại trừ như một chuỗi
thời gian đều đặn về các loại sự kiện. Theo Hume, không có lý do hợp
lý nào để chờ đợi những tương liên đã một lần kinh nghiệm nay lại
được tiếp tục trong những trường hợp mới; đó chỉ là Bản tính con
người phi hợp lý, theo bản năng của chúng ta (điều đó trong phương
diện này giống như bản tính của thú vật) chờ đợi cái tương lai giống
như cái quá khứ.
Như thế, có một khuynh hướng hoài nghi và tiềm kích cái nền tảng
của triết học lý thuyết của Hume, bởi ông nghĩ rằng những tin tưởng
cơ bản của chúng ta không thể chứng minh được bằng lý trí. Nhưng
trên bình diện thực tiễn, ông lại đã tỏ ra nhân đạo hơn, cẩn trọng và cả
có phần bảo thủ, kêu gọi đến (điều mà ông cho là đã có) những sự kiện
thực nghiệm đã từng được biết về con người, như đã trở nên hiển
nhiên trong lương tri bình thường, trong lịch sử và trong nhân chủng
học. Ông đưa ra một giải trình thiết yếu nhân bản về đạo đức học và
chính trị học, thông qua các xu hướng của chúng ta về đức nhân hậu
cũng như về tính tự kỷ, về cuộc sống nhiều cảm xúc cũng như khả
năng điều chế chúng bằng suy tưởng. Ông tán thưởng một sự cải cách
và phát triển tuần tự và tiến phát của xã hội con người.
Trong tất cả những điều đó, Hume không nại đến những khái niệm
thần học. Ông là một trong những nhà tư tưởng đầu tiên gắng sức đưa
ra một quan niệm Khoa học xã hội về đức tin và thực hành tôn giáo
trong tác phẩm Lịch sử Tự nhiên về Tôn giáo (Natural History of