không ưa thích bị phê phán. Những phê phán phiền hà nhất thường lại
là những phê phán đúng (ít nữa là một phần)!
Như vậy, nếu cuộc tranh luận là tìm xem học thuyết có đúng chăng
− nghĩa là có đủ lý do để tin điều đó − thì những vấn nạn có kẻ đưa ra
để chống điều đó phải được đáp ứng đúng công trạng, không đếm kể
đến những động cơ phía sau. Và nếu động cơ được xem xét, nghĩa là
phân tích với những khái niệm của học thuyết đang được bàn cãi, tức
đã thừa nhận sự thực của học thuyết đó, và như vậy có nghĩa đã giả
thiết điều đáng lẽ phải được chứng minh trước đó (tức lý luận vòng vo
hay lý luận “cối xay”). Một vấn nạn đối với một học thuyết không thể
bị đánh bại một cách hợp lý chỉ bởi xác minh một phần của học
thuyết. Nét sơ đồ thứ hai của hệ thống đóng − kỹ thuật ứng đối các lời
phê bình bằng cách tấn công những động cơ của đối phương − như thế
sẽ là điều không thỏa mãn hợp lý. Vấn đề tùy thuộc vào ta biết cách
bàn luận và định giá những vấn đề và những vấn nạn được nêu ra đúng
theo những nội dung của chúng (với mọi lễ độ cần thiết đối với kẻ vấn
nạn).
Đối với nét sơ đồ thứ nhất của hệ thống đóng − thái độ luôn tìm
cách giải thích chệch đi hay đánh trò lạc hướng những vấn nạn −
chúng ta luôn có thể tự hỏi cách giải thích đánh trò lạc hướng có kết
quả gì không. Sẽ là không đủ, khi trả lời chỉ với một câu thơ, câu ví,
câu hò, câu châm ngôn, chuyện tiếu lâm, có thể tạm thời làm người
vấn nạn bỏ quên vấn đề và cho phép mình thoát trận với cảm tưởng đã
thành công bảo vệ quan điểm của mình. Những cuộc tranh luận mang
tính lý luận và triết lý – khác với những cuộc “tranh cãi” của các hệ
thống truyền thông – là với “kết thúc bỏ ngỏ” (open-ended): luôn có
khả năng thêm nhiều vấn nạn mới và xét xem những gì đã nói có đứng
vững trước một khảo sát trong chi tiết không. Như vậy, cách thức trả
lời “đánh trống lảng” phải được cẩn thận khảo xét lại, xem chúng có
thực sự thuyết phục hay không. Nhiều người không có đủ thời gian,
kiên nhẫn, hay thiện chí để dấn mình vào những cuộc tranh luận với