“tâm thức mở” − nhưng không vì thế mà ngăn cản những người khác
làm hết sức mình cho điều đó. Sokrates, triết gia cổ đại Hy Lạp, đã
cống hiến cho ta phương pháp gọi là “đối thoại Sokrates” (xem
chương 4). Đức Jesus cũng để lại gương hạnh nói chuyện và biện bác
một cách nghiêm túc với mỗi người, kể cả những người bị đặt ra ngoài
vòng xã hội, với sự quan tâm đến sự lành mạnh tâm linh của họ.
Như vậy, chúng ta có thể nói với mọi người can dự (kể cả những
người cực đoan: fundamentalists) thuộc mọi truyền thống: Chúng tôi
không đòi hỏi bạn phải bỏ đi sự cam kết với truyền thống của bạn,
nhưng là suy nghĩ về điều đó. Bạn có thể so sánh nó với những học
thuyết khác, xem bạn có thể đồng ý hay bất đồng bao nhiêu với những
học thuyết đó. Bạn có thể suy nghĩ, bạn sẽ trả lời thế nào tốt nhất về
những vấn nạn (nếu có) đối với chính học thuyết của bạn. Bạn có thể
suy nghĩ có những phần nào trong truyền thống của bạn được xem là
thực sự thiết yếu, hay có những sự thật nào là cơ bản và những phần
nào là tùy ý lựa chọn – nghĩa là có lẽ quan trọng trong một giai đoạn
lịch sử, nhưng không nhất thiết đòi hỏi đối với mọi người hay mọi
thời. Trong mọi trường hợp, sự quyết định là hệ tại nơi chính bạn
trong sự chọn lựa (và có lẽ cả thay đổi) về những điều bạn muốn xác
quyết.
Đối với những người không cam kết (gồm cả những kẻ theo chủ
nghĩa tương đối hay những kẻ hậu hiện đại) chúng ta có thể nói: mỗi
người đều có một học thuyết nào đó về Bản tính con người, hay ý thức
hệ, hay triết học để sống. Bạn hẳn cũng có một quan niệm nào đó liên
quan đến cuộc sống lành mạnh của con người, một cái nhìn về điều gì
đáng làm − cả khi chỉ về những điều trong dài hạn, nhưng lại là căn cứ
và bảo đảm cho sự an lành hay hạnh phúc của bạn. Chúng tôi mời bạn
nhìn xem những hệ thống tư tưởng khác nhau được đặt ra trước mắt
bạn, so sánh quan niệm hiện tại của bạn (dẫu là ít hay tương đối bao
nhiêu đi nữa) với chúng, và thử tìm cách đánh giá những khác biệt.
Không một người nào sống cao hơn trên mức một sinh vật lại có thể