và thời gian. Nhưng nhiều triết gia khác nghĩ rằng toán học phải được
sắp xếp vào loại tri thức phân tích (analytic) thuộc loại tri thức thứ
hai.
Kant có một cảm thức mãnh liệt về thực tại của thế giới vật chất và
về tính khách quan của tri thức do khoa học đưa lại. Kant phủ nhận
chủ thuyết duy tâm chủ quan của Berkeley, theo đó vật chất không thể
tồn tại nếu như không cảm nhận được. Với Kant, sự vật vật chất và tất
cả mọi đối tượng của khoa học vật lý đều tồn tại không tùy thuộc vào
sự có được nhận thức hay không do bất cứ một người nào đó. (Xem
thí dụ khi Kant bàn đến “vật thể nam châm” − “magnetic matter”,
trong A226/B273). Nhưng cũng phải nhìn nhận rằng, đôi khi Kant
diễn tả một cách xem như lại chối bỏ điều nói trên. Kant cảm thấy cần
thiết phải xác nhận sự gắn bó của ông đối với chủ thuyết hiện thực, và
Kant đã cống hiến một luận đề hai lần dày cộm bao hàm “tính hiện
thực thực nghiệm” và “tính duy tâm siêu nghiệm” − một chủ thuyết
phức tạp gây rắc rối tranh cãi cho các nhà bình luận từ bấy đến nay.
Một thức nhận (insight) có tính thuyết phục phía sau chủ nghĩa duy
tâm siêu nghiệm của Kant − mặc dầu các đối tượng vật chất tồn tại
độc lập với cảm nhận và suy tư của chúng ta − là việc Kant nhìn nhận
ra rằng, phương thức chúng ta cảm nhận và suy tư về các đối tượng
vật chất nói trên tùy thuộc không những các sự vật đó tồn tại bên
ngoài và kích động các giác quan của chúng ta, nhưng cũng còn là bởi
những tác động nội nhập (inputs) đó được xuất phát từ lý tính của
chúng ta. (Chúng ta không cần thiết phải giả định một lý thuyết nhị
nguyên ở đây; chúng ta có thể nghĩ đến một tiến trình xảy ra tức thời
trong bộ não). Một số khác biệt cá tính có thể xảy ra trong tiến trình
nhận thức, thí dụ có người với một võng mạc (retina) suy suyển sẽ
không nhìn thấy màu sắc và như thế không phân biệt được các màu
sắc như phần lớn những người khác. Gần đây có thông tin cho biết
một số người không nhìn ra bộ mặt của người đối diện, bởi họ có trạng
thái bất thường trong bộ não. Kant quan tâm hơn đến tình trạng bình