hơn là tri thức. Có phải đó là tất cả câu chuyện hay không, điều này ta
sẽ xem sau.
HỌC THUYẾT VỀ BẢN TÍNH CON NGƯỜI LÝ DO,
NGUYÊN NHÂN, VÀ Ý CHÍ TỰ DO
Nghị trình đỉnh vòm triết học của Kant là giải hòa những yêu sách
luân lý và tôn giáo (theo như Kant hiểu) với tri thức khoa học. Kant hy
vọng vẽ ra được một bức tranh lớn (cho dầu phức tạp) đem lại cho
Bản tính con người chỗ đứng thích ứng trong thế giới vật lý. Ta hãy
trở lại bản trình bày của Kant về những quan năng nhận thức của con
người, trong phần bắt đầu tác phẩm Phê phán thứ nhất:
Nhận thức của ta phát sinh từ hai nguồn suối cơ bản
(Grundquellen/sources) của tâm thức: nguồn thứ nhất là quan năng
tiếp nhận những biểu tượng (tính thụ nhận (Rezeptivität/receptivity)
những ấn tượng); nguồn thứ hai là quan năng nhận thức một đối
tượng bằng các biểu tượng ấy (tính tự khởi (Spontaneität/spontaneity)
của các khái niệm). Thông qua nguồn suối thứ nhất, một đối tượng
được mang lại cho ta, thông qua nguồn suối thứ hai, đối tượng ấy
được suy tưởng... Không quan năng nào có ưu thế [hay quan trọng]
hơn quan năng kia. Không có cảm năng (Sinnlichkeit/sensibility),
không có đối tượng nào được mang lại cho ta, và không có giác tính
(Verstand/understanding), không đối tượng nào được suy tưởng.
Những tư tưởng không có nội dung thì trống rỗng, những trực
quan không có khái niệm thì mù quáng. (A50-51/B74-75; xem Bản
dịch của BVNS: PPLTTT, Nxb Văn học, 2004).
Kant phát triển ở đây một lý thuyết về tri thức giải hòa những quan
điểm một chiều của những người duy lý và duy nghiệm tiền bối (cách
riêng Leibniz và Hume). Tri thức giác năng tùy thuộc vào sự tương tác
giữa hai yếu tố: trạng thái cảm nhận gây ra bởi các đối tượng vật lý và
các biến sự bên ngoài lý trí (mind), và hoạt động của lý trí tổ chức
những dữ kiện đó thành những khái niệm và những phê phán được
diễn tả bằng những mệnh đề, những châm ngôn. Thú vật có khả năng