thứ nhất (“cảm năng”/“sensibility”), nhưng chúng thiếu khả năng thứ
hai (“giác tính”/“understanding”), bởi chúng không diễn tả bằng cách
nào giống như ngôn ngữ nơi con người. Chúng cảm nhận được con
mồi, kẻ săn mồi, con đực con cái, con lớn con bé, nhưng chúng không
có được những khái niệm, chúng không nói vật này ăn được vật kia
nguy hiểm, đây người thân kia trẻ bé. Thú vật có thể cảm nhận được
đau thương, có thể có những cảm trạng như tham thèm hay hấn hận,
nhưng chúng không nói được (hoặc nghĩ được) rằng chúng đau, hung
hăng, bực tức hay sợ hãi.
Kant như thế xem như quan niệm theo tư tưởng của Aristoteles
trong sự phân biệt giữa các giống loại thảo mộc, cầm thú và con người
(xem chương 5). Nhưng theo những phát hiện gần đây về cảm thức
của thú vật, ta có thể được phép nói rằng cái hố phân cách giữa con
người và loài linh trưởng (primates) có thể ít tuyệt đối hơn là ta
thường nghĩ tưởng. (Và, dĩ nhiên, trẻ con và những người lớn đau
bệnh mất trí cũng thiếu các năng lực tinh thần của những người lớn
bình thường). Nhưng, không có màu xám không có nghĩa là không có
phân biệt giữa đen và trắng: quả thật có một sự phân biệt rõ ràng giữa
những khả năng diễn tả bằng khái niệm và ngôn ngữ của những người
bình thường và những gì phần lớn các động vật khác có thể diễn tả
được.
Còn có một chiều sâu khác nữa trong trình bày của Kant về tri thức
của con người, khi ông nhấn mạnh vai trò của lý tính
(Vernunft/reason/raison). Mặc dầu đôi khi Kant dùng từ này như để
chỉ “giác tính” (Verstand/understanding), vai trò đặc biệt của lý tính
được nổi trội lên khi Kant cho thấy chúng ta không chỉ làm một loạt
những phán đoán riêng rẽ về các sự kiện trong thế giới, nhưng chúng
ta còn phối hợp các mẩu tri thức đó lại thành một hệ thống hợp nhất.
Thí dụ, chúng ta thường muốn biết tại sao một điều gì đó xảy ra, và ta
tìm cách giải thích điều đó với những khái niệm của các sự vật khác.
Trong đoạn đầu phần Biện chứng pháp (A299/B355 tt.) và đoạn cuối