đó tôi sẽ phải làm (should do) A (nghĩa là, hợp lý đối với tôi, là tôi sẽ
phải làm (should do) A − từ should này không có nghĩa luân lý, nhưng
là nghĩa hợp lý)”. Kant gọi phương thức hành động này là “Mệnh lệnh
giả thiết” (Aristoteles gọi đó là một “suy luận thực hành” (“practical
syllogism”)).
Nhưng Kant nhấn mạnh rằng, không phải mọi lý do hành động đều
theo phương thức trên đây, phương thức chỉ sử dụng sự lựa chọn
phương tiện để thực hiện ham thích của mình. Bởi chúng ta đôi khi
chấp nhận một bó buộc, một nghĩa vụ (“ought”) luân lý, một lý do cho
hành động mà chúng ta nghĩ là phải nắm giữ dẫu rằng nó không thỏa
mãn những ham thích tư lợi của chúng ta (và cũng có thể đi ngược lại
những ham thích đó). Những thí dụ: Trường hợp trong đó nói dối có
thể có lợi cho ta, trong khi ta lại nghĩ tuy nhiên mình phải nói sự thật;
Hoàn cảnh người “Samari tốt lành” (a “Good Samaritan”: xem Kinh
thánh Tân Ước, Luca 10:29-37), trong đó ta gặp một người rõ ràng
cần được giúp đỡ khẩn cấp; và bất cứ trường hợp nào trong đó ta thấy
những đòi hỏi của sự công bằng, cả đến thí dụ khi chia phần một tấm
bánh cho công bình sòng phẳng. Trong những trường hợp như thế,
Kant nói chúng ta nhìn nhận tính hiệu lực của điều mà ông gọi là
“Mệnh lệnh nhất thiết” (“Categorial Imperative”) qua phương thức:
“Trong trường hợp đó, tôi phải làm (ought to do) C, dẫu cho tư lợi của
tôi có bề nào đi nữa”.
Những Mệnh lệnh nhất thiết như thế bao hàm điều mà Kant gọi là
lý do thực hành “thuần túy” hay “tiên nghiệm”. Điều mà Kant khẳng
định là, đạo đức hay luân lý thiết yếu là một chức năng của lý tính
(Vernunft/reason/raison), chứ không phải cảm tính (như các triết gia
luân lý thực nghiệm như Hume chủ xướng). Kant đưa ra một số công
thức rất trừu tượng về đòi hỏi trên đây, nhưng cơ bản là Kant kêu gọi
đến kinh nghiệm về nghĩa vụ luân lý của chúng ta, đến ý thức (thường
không dễ chịu) của chúng ta về sự căng thẳng giữa ham thích của
chúng ta và điều mà ta nhìn nhận như những đòi hỏi của luân lý. Kant