và ham muốn của tôi – nghĩa là tâm trạng hiện tại tin tưởng và ham
muốn của tôi – có thể thúc đẩy tôi hành động (làm sao tâm trạng của
một ai khác có thể thúc đẩy tôi được?). Như thế, chỉ những lý do trong
nghĩa tâm trạng của con người mới có thể đưa đến hành động, còn
những lý do trong nghĩa có một ý nghĩ thì không thể đưa người ta ra
hành động.
Những lý do trong nghĩa có ý nghĩ thì không phải là tâm trạng hay
sự việc trong thời gian − điều này có thể giúp ta hiểu được câu nói rắc
rối của Kant rằng, “Chủ thể hành động này, theo tính năng khả niệm,
không lệ thuộc vào các điều kiện thời gian nào cả” (A539/B567). Điều
đó cũng có thể giải thích, tại sao Kant nghĩ là có thể áp dụng sự phân
biệt của ông giữa hiện tượng (trong thời gian) và sự vật tự thân (ngoài
thời gian) cho trường hợp nguyên nhân và lý do. Nhưng, sự cho là bất
khả tri về những sự vật tự thân không áp dụng được vào trường hợp
này, bởi chúng ta hẳn biết được những lý do cho hành động của chúng
ta, như Kant đã biết điều đó khi ông nói trong A546/B574 rằng: “Con
người... nhận thức về chính mình thông qua Thông giác đơn thuần, và
cụ thể là trong những hành vi và những quy định bên trong mà con
người không thể kể chúng vào hàng ngũ những ấn tượng của giác
quan được”. Điều ta có ở đây xem ra như là một tương phản không
phải giữa sự khả tri và bất khả tri, nhưng là giữa hai cách biết khác
nhau.
Kant như thế đã giải quyết vấn đề tự do ý chí rồi chăng? Tôi không
thể trả lời câu hỏi này ở đây, nhưng chỉ ghi nhận rằng: trong chương
III quyển Đặt cơ sở (4:450 tt.), Kant phân biệt “hai quan điểm”, qua
đó chúng ta có thể nhìn ra chúng ta thuộc về thế giới cảm giác của
hiện tượng hay là thế giới khả niệm của lý do và quy luật (hẳn nhiên ở
đây Kant hiểu là quy luật luân lý hơn là quy luật khoa học). Trước đó
một chút (4:446), Kant đưa ra một sự bảo vệ đặc biệt thực tế cho tự
do. Khi ta quyết định làm điều gì và cân nhắc những lựa chọn thuận
hay nghịch cho lựa chọn đó, thì ta không thể cũng cùng lúc đó nghĩ