lý của chúng (Đặt cơ sở 4:398). Nhưng đọc Kant sâu rộng và kỹ lưỡng
hơn sẽ đánh tan những giải thích lầm lẫn thường thấy này. Kant quan
tâm khuyến khích việc thực hành các đức hạnh như là những nét đặc
thù của tính tình con người: Con người càng phát triển những khuynh
hướng tinh thần làm những điều phải lẽ, con người ấy càng trở nên tốt
hơn. Quan điểm của Kant là, chúng ta những hữu thể thuần lý không
phải chỉ là một gói bọc các khuynh hướng. Chúng ta có những lý do
cho những hành động của mình. Và những nguyên lý hành động
chung nhất được giả thiết bởi những lý do ta đưa ra có thể được minh
thị biểu lộ như những “phương châm hành động” (“maxims”) và có
thể được đánh giá qua hệ luân lý. Không phải chỉ là việc làm cho tốt
công việc hàng ngày, bởi đức hạnh tùy thuộc vào những động cơ bên
trong: Chúng ta phải hành động cho lẽ phải. Đó là ý nghĩa mà nền Đạo
đức học của Kant được gọi là Đạo đức học nghĩa vụ (“deontological”)
− đối nghịch với Đạo đức học thực dụng nhắm tìm kết quả có lợi.
Theo như Kant đã diễn tả một cách sắc sảo trong những trang đầu tác
phẩm Đặt cơ sở: Điều độc nhất tốt vô điều kiện là Ý chí tốt.
Nhưng làm thế nào ta có thể đo lường được những yêu sách luân lý
của Kant? Trong tác phẩm cuối của mình − Tôn giáo bên trong các
ranh giới của lý tính đơn thuần − Kant đã vật lộn với những vấn đề
sâu xa nhất về Bản tính con người và đã đưa ra một vài thức nhận mới,
hay những phiên bản mới của những phiên bản cũ. Kant bàn về cái
“Ác cơ bản” (“das radikal Böse”/“radical evil”) trong Bản tính con
người. Kant nhìn nhận sự “yếu đuối” của Bản tính con người (sự khó
khăn làm điều mà ta biết ta phải làm) và sự “rối loạn” (hướng chiều
lẫn lộn hay đánh tráo lý do luân lý với những động cơ nào khác). Đối
với Kant, cái Ác cơ bản không phải là những ham muốn tự nhiên của
chúng ta, cũng không phải là những xung khắc giữa ham muốn và
nghĩa vụ. Cái Ác cơ bản chính là sự sa đọa của Bản tính con người −
sự lệ thuộc của nghĩa vụ đối với ham muốn (lệ thuộc do mình tự chuốc
lấy), việc đặt ưu tiên có chủ tâm của hạnh phúc cá nhân mình (hoặc