mình tưởng đó là hạnh phúc) trên những đòi hỏi mình phải làm cho kẻ
khác (6:19 tt.).
Đó là điểm mà Kant, cùng với nhiều nhà tư tưởng khác (như
Augustinus và Pelagius), bị lôi kéo về hai chiều hướng. Một đàng,
Kant nhấn mạnh rằng, cái Ác trong chúng ta là hiệu quả của sự ta lựa
chọn, của sự sử dụng sai lầm sự tự do của chúng ta. Nhưng đàng khác
(trong cách ông hiểu về giáo lý tội tổ tông), Kant muốn nói rằng cái
Ác này là “cơ bản”, nghĩa là bẩm sinh trong chúng ta. Cái Ác đó là
một nét phổ quát và không thể tránh khỏi của điều kiện những hữu thể
cùng cực nhưng thuần lý.
Trong con người có một nghiêng chiều về sự Ác, và chính cái
nghiêng chiều này − bởi cuối cùng nó phải được tìm thấy trong cái khả
năng lựa chọn tự do và do đó phải chịu quy trách cứ − là điều Ác trên
phương diện luân lý. Cái Ác này là cơ bản, bởi nó làm thối nát cái cơ
sở của mọi phương châm hành động. Như là một nghiêng chiều tự
nhiên, nó không thể trừ tiệt bởi sức lực con người... Nhưng đồng thời
nó lại phải có thể khắc phục được, bởi nó được tìm thấy trong con
người như là một chủ thể hành động. (Tôn giáo 6:37).
Quan điểm của Kant là: không phải cái Ác cơ bản này phải thắt
buộc vào với mọi tạo vật thuần lý nhưng hữu hạn và khốn cùng:
những nhu cầu của chúng ta trong tư cách là những hữu thể giới hạn
bao hàm bản tính thú vật của chúng ta, điều mà Kant xem là vô tội.
Kant cũng không xem cái khuynh hướng thiên về cái Ác là thuộc về
bản tính thuần lý của chúng ta, điều đó sẽ biến ta thành những hữu thể
gian tà quỷ quái. Đúng hơn, Kant nghĩ cái Ác cơ bản kia được thắt
buộc vào với cái khuynh hướng tư kỷ tự ái thuần lý của chúng ta, như
là hậu quả của sự phát triển con người trong những điều kiện của xã
hội.
Và đó là một khía cạnh khác từ tư tưởng của Rousseau ảnh hưởng
trên học thuyết của Kant: học thuyết “Tính hợp quần phi hợp đồng”
(“ungesellige Geselligkeit”/”unsocial sociability” [xem “hòa nhi bất