một loạt Sơ thảo khác, Những Sơ thảo (Grundrisse), phác họa một dàn
bài về tổng bộ học thuyết của lịch sử và xã hội, mà toàn bản văn bằng
tiếng Anh đã không tìm thấy mãi cho đến những năm 1970. Năm
1859, ông xuất bản tác phẩm Phê bình Kinh tế chính trị học (Kritik
der Politischen Ökonomie), và năm 1867, quyển thứ nhất của tác
phẩm chính Tư bản luận (Das Kapital). Những tác phẩm này chất
chứa cả một khối tiểu tiết về lịch sử kinh tế và xã hội, là một hỗ trợ rất
lớn cho Marx trong công trình giải thích duy vật lịch sử và sự tất thắng
của chủ nghĩa cộng sản.
Chỉ những tác phẩm thời sau (từ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản,
1848) mới được biết đến nhiều hơn. Trong đó, ta gặp được Triết học
Đức, Chủ nghĩa xã hội Pháp và Kinh tế chính trị Anh – ba luồng ảnh
hưởng chủ yếu trên Marx – đúc kết lại thành một học thuyết tổng quan
về lịch sử, kinh tế, xã hội và chính trị. Đó là điều mà Engels gọi là
“chủ nghĩa xã hội khoa học”, bởi Marx và Engels khẳng định là đã
khám phá ra được phương pháp khoa học cụ thể cho việc nghiên cứu
xã hội con người, và nhờ đó có thể thiết lập sự thật khách quan cho
những công trình hiện tại và cho sự phát triển trong tương lai.
Việc xuất bản trong thế kỷ XX bản Khởi thảo Kinh tế học và Triết
học của Marx được biên soạn năm 1844, cho thấy nguồn gốc tư tưởng
của ông phát xuất từ tư tưởng của Hegel, cũng như những phản ứng
ban đầu của độc giả Đức. Và từ đó, một vấn đề được nêu ra là có
chăng hai thời kỳ tư tưởng khác nhau nơi Marx − thời kỳ ban đầu
được gọi là thời kỳ “nhân bản hay hiện sinh” và thời kỳ sau được gọi
là thời kỳ “chủ nghĩa xã hội khoa học”. Nhưng cũng có một liên tục
giữa hai thời kỳ đó: với chủ đề tha hóa con người dưới chủ nghĩa tư
bản và hy vọng giải thoát trong các công trình của giai đoạn thứ hai.
HỌC THUYẾT DUY VẬT LỊCH SỬ
Marx là một người vô thần, và khuynh hướng tư tưởng chung của
ông là duy vật và mang tính quyết định (determinist). Ông tự xem
mình là một nhà khoa học xã hội, nhằm luận giải mọi hiện tượng của