con người bằng các phương pháp của khoa học như ông hiểu nó.
Nhưng điều ấy không riêng gì cho một mình Marx: Điều đó cũng đúng
cho nhiều nhà tư tưởng của tư trào Khai sáng, như D’Holbach, de la
Mettrie, Hume.
Điều khác biệt của Marx là ông khẳng định đã tìm ra phương pháp
khoa học đích thực cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế của các xã hội
con người. Trong suy tư triết học thời trẻ, Marx đã nhìn đến cái ngày
khi chỉ còn một khoa học đơn thuần, bao gồm việc nghiên cứu con
người cùng với khoa học tự nhiên. Nhưng một khoa học đơn thuần
thống nhất như thế hẳn là phải bao hàm nhiều lĩnh vực, như vật lý học,
hóa học, sinh học, tâm lý học, xã hội học. Marx ngầm so sánh học
thuyết của ông với khoa học vật lý khi ông nói (trong Lời tựa cho tập
Một tác phẩm Tư bản) rằng, “mục đích cuối cùng của tác phẩm này là
cho thấy quy luật chuyển động kinh tế của xã hội hiện đại”; và một nơi
khác ông còn viết về quy luật tự nhiên của sản xuất tư bản “tác động
nhất thiết như sắt thép đưa đến hiệu quả không tránh khỏi”. Nhưng đó
là những lời hoa mỹ (Marx là một nhà hùng biện lớn); chi tiết của việc
lý thuyết hóa của ông không cho thấy ông là một nhà duy vật giản
lược (reductionist) hay một người duy quyết định (strict determinist).
Ông không chờ đợi vào các sự kiện đơn chiếc của từng cá thể hay xã
hội con người có thể được giải thích với ngôn ngữ của vật lý (hay với
khoa học bộ não). Đúng hơn, ông tìm kiếm những quy luật kinh tế −
xã hội đại quan ứng dụng vào lịch sử con người. Nét cơ bản nhất trong
vũ trụ quan của Marx là học thuyết “duy vật” lịch sử này. Ông áp dụng
nó một cách vừa đồng bộ (synchronically: đồng thời gian) như là một
giải thích trong cấu trúc và hoạt động xã hội, vừa xuyên thời gian
(diachronically) như là một giải thích về thay đổi xã hội.
Một cách đồng bộ (synchronically) cơ sở kinh tế được xem như
quyết định (determine) thượng tầng cấu trúc ý thức hệ. Marx loại bỏ
những gì mà người giàu và quyền thế nói ra để bênh vực chủ nghĩa tư
bản, xem đó như chỉ là “ý thức hệ”, được điều động một cách có ý