phân tích là: Vixens là con cáo cái, 7 = 6 + 1, nếu mọi người phải chết
thì không một ai là bất tử. Những câu nói ấy có thể được coi là một
loại sự thật hiển nhiên, nhưng tầm thường, vô vị; nhưng không phải
mọi phát ngôn đều rõ ràng là thật, bởi chúng có thể hàm chứa nhiều
cấp độ phức tạp; thí dụ, những phương trình toán học có thể bao gồm
nhiều con số, những phát ngôn với nhiều câu chính câu phụ “Nếu...
thì...”, bao gồm nhiều tiền đề, phụ đề. Đôi khi cũng không rõ ràng là
một câu nói phân tích, bởi định nghĩa về các từ ngữ quan trọng không
được mọi người đồng ý chấp nhận; quả thật người ta rất thường dùng
cũng một lời nói đó nhưng với nhiều nghĩa khác nhau. Những định
nghĩa theo từ điển thường đưa ra những nghĩa quen dùng quen hiểu,
nhưng sự quen dùng quen hiểu này không cung cấp tất cả những nghĩa
hay những câu hỏi mới.
Thí dụ, ít khái niệm thật nhức đầu hơn là khái niệm con người
(person) cho suy tư đạo đức học của chúng ta, khái niệm đó thường
viện dẫn nguyên lý “kính trọng con người” (xem chương 8 về Kant).
Nhưng một phôi thai có được coi là con người hay không? Và nếu
vậy, thì con người bắt đầu từ giây phút thụ thai? Còn trường hợp một
người bị liệt não hay cuồng loạn mất trí thường xuyên không thể ý
thức và giao thông thì sao? Hay một kẻ lạ thông minh và lịch thiệp đến
từ một hành tinh khác muốn giao dịch hữu hảo với ta thì sao? Như thế
phải chăng có những nhân thể (humans) không phải là những nhân vị
(persons), và những nhân vị (persons) không phải là những nhân thể
(humans)? Xem ra từ “nhân vị” (“person”) có một thành tố giá trị như
là một phần ý nghĩa của nó – ít nữa là theo cách sử dụng của nhiều
người – làm cho nó được xem như là một phát ngôn phân tích: Một
nhân vị (person) phải được đối đãi một cách đặc biệt, với sự kính
trọng.
Chúng ta cũng hãy xem phát ngôn “con người là con vật, sinh vật,
thú vật” (animals); câu ấy xem ra ít giá trị hơn, và thẳng thừng được
coi là một phát ngôn sự kiện (factual). Nhưng là sự kiện hay phân tích,