Chỉ nếu ai thừa nhận rằng X là một phần ý nghĩa trong từ “con người”,
thì kẻ ấy được chính đáng bỏ qua những dị biệt hiển nhiên bên ngoài
mà không cần khảo xét thêm.
3) Những phát ngôn thực nghiệm – bao hàm cả những lý thuyết
khoa học
Như vậy, những phê phán về giá trị và những phát ngôn phân tích
không thể được chứng minh hay phản chứng minh bằng những giải
quyết thông qua các sự kiện trong thế giới [xem hai phân đoạn 1) và 2)
vừa trình bày ở trên]. Nếu một khẳng định là rộng mở cho sự xác nhận
hay không xác nhận bằng những khảo nghiệm − điều đó cuối cùng bao
hàm kinh nghiệm tri giác, quan sát qua giác quan của chúng ta − thì
được gọi là phát ngôn thực nghiệm (empirical statement). Bằng cách
sử dụng những thí nghiệm (những câu hỏi làm sáng tỏ, như một số thí
dụ đã được trình bày ở trên), thì có thể cho thấy một phát ngôn (như
được một đương sự nào đó đưa ra) có định vị (status) là đánh giá,
phân tích, hay thực nghiệm.
Khoa học thiết yếu tùy thuộc vào những báo cáo thực nghiệm về
những sự kiện có thể quan sát được, hoặc trong những hoàn cảnh được
kiểm soát bằng thí nghiệm hoặc không (các nhà thiên văn học không
thể thực hiện những thí nghiệm với các ngôi sao!). Nhưng khoa học
thì lớn hơn chỉ là một bản báo cáo của cả khối sự kiện cá thể; nó bao
hàm sự khái quát hóa (“những quy luật tự nhiên”) cho thấy sự thật một
cách phổ quát trong không gian và thời gian. Việc lý thuyết hóa khoa
học nay bao quát đến hàng triệu năm của thời tiền sử của trái đất và
đến nhiều tầm xa của vũ trụ, nhiều vùng miền của không gian và thời
gian mà chúng ta không thể quan sát một cách trực tiếp. Nó cũng cho
ta biết về DNA trong mọi tế bào sống, những nguyên tố hóa học và
những quy luật của chúng trong sự phối hợp với nhau, những cấu trúc
nguyên tử của các nguyên tố, và cả những phần tử vi tế nhỏ hơn nữa
của vật chất tuân theo những quy luật xác suất bí ẩn của cơ học lượng
tử. Không một vật gì trong chúng có thể quan sát trực tiếp bởi giác